Lễ Thất tịch là ngày nào? Lễ Thất tịch 2024 có phải là ngày Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau hay không?
- Lễ Thất tịch là ngày nào? Lễ Thất tịch 2024 có phải là ngày Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau hay không?
- Lễ Thất tịch người lao động có được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương không?
- Tiền lương làm thêm giờ ban ngày vào ngày Lễ Thất tịch của người lao động là bao nhiêu?
- Lễ Thất tịch có nằm trong các ngày lễ lớn trong nước theo quy định hay không?
Lễ Thất tịch là ngày nào? Lễ Thất tịch 2024 có phải là ngày Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau hay không?
NÓNG: Thất tịch Ngưu lang Chức Nữ ngày mấy?
NÓNG: Ăn chè đậu đỏ ngày thất tịch có ý nghĩa gì?
NÓNG: Lễ Thất tịch là gì? Ngày Thất tịch là gì?
>> Dưới đây là lịch tháng 8 năm 2024 bắt đầu từ ngày 01/8/2024 (Thứ năm) nhằm ngày 27/6/2024 âm lịch và kết thúc vào ngày 31/8/2024 (Thứ bảy) nhằm ngày 28/7/2024 âm lịch.
Lễ Thất tịch là ngày 7 tháng 7 âm lịch hàng năm.
Cụ thể, Lễ Thất tịch 2024 là ngày 10 tháng 8 dương lịch, rơi vào thứ 7 trong tháng.
Ngày 7 tháng 7 âm lịch hàng năm là ngày Lễ Thất tịch hay còn được gọi ngày Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau.
Lễ Thất tịch là ngày nào? Lễ Thất tịch 2024 có phải là ngày Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau hay không? (Hình từ Internet)
Lễ Thất tịch người lao động có được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương không?
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Lễ Thất tịch không phải là ngày nghỉ lễ, tết mà người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương do Nhà nước quy định.
Theo đó, nếu Lễ Thất tịch trúng vào ngày làm việc bình thường thì người lao động vẫn phải làm việc và không được nghỉ.
Tuy nhiên, người lao động có thể được phép nghỉ nếu chính sách công ty có quy định được nghỉ lễ trong ngày Lễ Thất tịch.
Ngoài ra, người lao động nếu có nhu cầu nghỉ vào Lễ Thất tịch thì có thể làm đơn xin nghỉ hưởng lương hoặc nghỉ không hưởng lương.
Tiền lương làm thêm giờ ban ngày vào ngày Lễ Thất tịch của người lao động là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như sau:
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Thêm vào đó, như đã phân tích ở trên thì Lễ Thất tịch không phải là ngày nghỉ lễ, tết được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương do Nhà nước quy định.
Như vậy, người lao động làm thêm giờ ban ngày vào ngày Lễ Thất tịch được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
- Nếu Lễ Thất tịch rơi vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
- Nếu Lễ Thất tịch rơi vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%.
Lễ Thất tịch có nằm trong các ngày lễ lớn trong nước theo quy định hay không?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về các ngày lễ lớn như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo đó, các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
- Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
- Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
- Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
- Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
- Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
- Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, Lễ Thất tịch không nằm trong các ngày lễ lớn của Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?