Lễ hội Songkran là gì? Lễ hội Songkran 2025 ngày nào, thứ mấy? Lễ hội Songkran 2025 tổ chức ở đâu?

Lễ hội Songkran là gì? Lễ hội Songkran 2025 ngày nào, thứ mấy? Lễ hội Songkran 2025 tổ chức ở đâu?

Lễ hội Songkran là gì? Lễ hội Songkran 2025 ngày nào, thứ mấy? Lễ hội Songkran 2025 tổ chức ở đâu?

Tham khảo thông tin về "Lễ hội Songkran là gì? Lễ hội Songkran 2025 ngày nào, thứ mấy? Lễ hội Songkran 2025 tổ chức ở đâu?" dưới đây:

(1) Lễ hội Songkran là gì?

Songkran là Tết cổ truyền của người Thái Lan. Songkran hay còn gọi là lễ hội té nước Thái Lan là một từ tiếng Phạn có nghĩa là "sự chuyển giao", hàm ý nói đến việc Mặt trời dịch chuyển từ sao hoàng đạo Song Ngư sang Bạch Dương. Đây được xem là khoảnh khắc bước sang năm mới theo lịch của người Thái.

Hoạt động nổi bật nhất dịp Tết này chính là lễ hội té nước. Lễ hội té nước Songkran Thái Lan mang ý nghĩa thanh tẩy, gột rửa đi hết những điềm xui rủi, bệnh tật, tội lỗi năm cũ, đón chào một năm tươi mới sắp sang.

Đặc biệt, người Thái tin rằng ai càng ướt thì sẽ càng may mắn nên mọi người càng ra sức tạt nước lên đối phương, khiến cho không khí xứ sở chùa Vàng những ngày này trở nên náo nhiệt, sôi động hơn bao giờ hết. Đây còn là dịp để các gia đình đoàn tụ, hoặc đi nghỉ cùng nhau.

(2) Lễ hội Songkran 2025 ngày nào, thứ mấy? Lễ hội Songkran 2025 tổ chức ở đâu?

Tết Songkran được tổ chức trên toàn Thái Lan vào ngày 13-15/4 hàng năm theo lịch Thái Lan với các hoạt động chính bao gồm cúng dường cho các nhà sư, thực hiện các nghi thức, biểu diễn văn hóa nghệ thuật và các màn té nước vui vẻ trên đường phố.

Tuy nhiên, ở các thành phố du lịch như Bangkok, Phuket, Pattaya, Chiangmai, lễ hội Songkran có thể kéo dài đến 1 tuần hoặc 10 ngày.

Các hoạt động diễn ra trong những ngày lễ hội té nước Songkran bao gồm 3 ngày.

- Ngày đầu tiên (Wan Sungkharn Long), người dân Thái sẽ dành một ngày trước đợt lễ để dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ, sắm sửa đồ đạc trang hoàng mới mẻ.

- Ngày thứ hai (Wan Nao), tựa như ngày 30 Tết cổ truyền của Việt Nam, khi ấy người dân Thái sẽ thức dậy sớm, mang đồ cúng đi chùa. Theo tập tục, họ còn đi đến bờ sông làm những ngôi chùa bằng cát, mỗi hạt cát trôi đi sẽ cuốn theo một tội lỗi.

Bên cạnh đó, họ sẽ tiến hành nghi lễ Rod Nam Dum Hua – dành cho người cao tuổi. Trong đó, những người nhỏ tuổi sẽ vẩy nước thơm vào những bậc lớn tuổi để cầu mong sự tha thứ và thể hiện sự thành kính cũng như chúc phúc lộc.

- Ngày thứ ba (Wan Payawan) là ngày đầu năm, người dân sẽ ăn mặc thật đẹp, đi lễ chùa vào sáng sớm. Ngày này cũng diễn ra nhiều nghi thức đặc sắc như tắm tượng Phật. Đây cũng là khi lễ hội té nước Songkran chính thức bắt đầu. Bên cạnh nước, có người còn sử dụng bột màu để ném vào nhau.

Năm 2023, lễ hội té nước Songkran của Thái Lan đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

(3) Tham khảo một số hình ảnh về Lễ hội Songkran dưới đây:

*Trên đây là thông tin về "Lễ hội Songkran là gì? Lễ hội Songkran 2025 ngày nào, thứ mấy? Lễ hội Songkran 2025 tổ chức ở đâu?"

Lễ hội Songkran là gì? Lễ hội Songkran 2025 ngày nào, thứ mấy? Lễ hội Songkran 2025 tổ chức ở đâu?

Lễ hội Songkran là gì? Lễ hội Songkran 2025 ngày nào, thứ mấy? Lễ hội Songkran 2025 tổ chức ở đâu? (Hình từ Internet)

Các ngày lễ lớn trong năm tại Việt Nam?

Các ngày lễ lớn được quy định tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).

Như vậy, các ngày lễ lớn trong năm được quy định như sau:

- Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).

- Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).

- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).

- Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).

- Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).

- Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).

- Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).

Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết nào?

Nghỉ lễ, tết được quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể như sau:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Theo đó, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

- Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

- Tết Âm lịch: 05 ngày;

- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

- Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

Lưu ý:

Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019.

Lễ hội Songkran
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Lễ hội Songkran là gì? Lễ hội Songkran 2025 ngày nào, thứ mấy? Lễ hội Songkran 2025 tổ chức ở đâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lễ hội Songkran
27 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào