Lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025?

Cho tôi hỏi quy định về hướng dẫn lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025? Mong sớm được TVPL hỗ trợ giải đáp thắc mắc. Cảm ơn ban tư vấn rất nhiều.

Đối tượng nào được sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025?

Về đối tượng được sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững thì tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 46/2022/TT-BTC quy định cụ thể như sau:

Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng, quyết toán và thụ hưởng nguồn kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Quy định về lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước theo Thông tư 46/2022/TT-BTC?

Lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025?

Quy định về nguồn kinh phí sự nghiệp ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025?

Đối với quy định về nguồn kinh phí sự nghiệp ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững thì Điều 2 Thông tư 46/2022/TT-BTC quy định cụ thể như sau:

(1) Bố trí kinh phí trong dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm của các Bộ, cơ quan trung ương để thực hiện nhiệm vụ được giao của Chương trình.

(2) Ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho các địa phương để triển khai các dự án, tiểu dự án của Chương trình theo quy định tại Quyết định số 02/2022/QĐ-TTg.

Lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025?

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 46/2022/TT-BTC quy định về lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước cụ thể như sau:

(1) Việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước kinh phiísự nghiệp thực hiện Chương trình thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; đầu tư công; Nghị định số 27/2022/NĐ-CP; Quyết định số 02/2022/QĐ-TTg; Quyết định số 90/QĐ-TTg; Quyết định số 880/QĐ-TTg; văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành chủ quản chương trình, dự án, tiểu dự án; quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật liên quan.

Các cơ quan, đơn vị được phân bổ và giao dự toán kinh phí thực hiện Chương trình chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng và quyết toán theo đúng quy định của pháp luật.

Các nội dung, nhiệm vụ, hoạt động thuộc Chương trình đã được quyết toán từ nguồn kinh phí của các chương trình, đề án, dự án khác thì không được quyết toán từ nguồn kinh phí của Chương trình này.

(2) Việc mua sắm thuốc, trang thiết bị, vật tư, hàng hóa, dịch vụ; sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng tài sản: Thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu; đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên; quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật có liên quan.

(3) Đối với các hoạt động, nhiệm vụ cơ quan, đơn vị được giao dự toán (Bên A) ký hợp đồng với các cơ quan, đơn vị khác thực hiện (Bên B) theo quy định của pháp luật, tài liệu làm căn cứ thanh toán, quyết toán được lưu tại Bên A gồm: Hợp đồng, biên bản nghiệm thu công việc, biên bản thanh lý hợp đồng, văn bản đề nghị thanh toán kinh phí của Bên B, ủy nhiệm chi hoặc phiếu chi và các tài liệu có liên quan khác.

Các hoá đơn, chứng từ chi tiêu cụ thể do Bên B trực tiếp thực hiện lưu giữ theo quy định hiện hành. Bên B có trách nhiệm triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình đã ký kết, trực tiếp sử dụng kinh phí theo đúng quy định của pháp luật.

(4) Đối với các dự án, tiểu dự án có nội dung hỗ trợ hộ gia đình, việc hỗ trợ đối với hộ gia đình thực hiện thông qua người đại diện của gia đình là chủ hộ hoặc người đại diện cho hộ gia đình (là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, được ủy quyền bằng văn bản thay mặt gia đình nhận hỗ trợ).

Cơ quan được giao nhiệm vụ hỗ trợ thực hiện lập bảng kê hỗ trợ hộ gia đình, trong đó ghi rõ họ và tên, địa chỉ người đại diện hộ gia đình được hỗ trợ; số tiền hỗ trợ hoặc tên, số lượng, thông số kỷ thuật, ký hiệu, nhãn mác, đơn vị sản xuất của loại sản phẩm hiện vật được hỗ trợ; chữ ký (dấu tay điểm chỉ) của người đại diện hộ gia đình được hỗ trợ hoặc xác nhận của tổ chức dịch vụ chi trả (trong trường hợp thanh toán qua tổ chức dịch vụ chi trả) làm chứng từ thanh toán, quyết toán.

Thông tư 46/2022/TT-BTC có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2022.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ nhà ở từ Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững cần có tiêu chí nào?
Pháp luật
Những kết quả và chỉ tiêu cần đạt được trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025?
Pháp luật
Dành tối thiểu 75.000 tỷ đồng làm nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025?
Pháp luật
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 hướng đến những đối tượng nào?
Pháp luật
Phấn đấu đến năm 2025, cả nước giảm 1/2 số hộ nghèo và hộ cận nghèo so với đầu kỳ theo chuẩn nghèo đa chiều?
Pháp luật
Mức chi chung từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025?
Pháp luật
Dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo tại Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững được phân bổ chi thế nào?
Pháp luật
Lập dự toán kinh phí thực hiện dự án, mô hình, kế hoạch liên kết, phương án sản xuất tại Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững?
Pháp luật
03 mức chi hỗ trợ giao dịch việc làm trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025?
Pháp luật
Hỗ trợ sản xuất trong lĩnh vực doanh nghiệp và cải thiện dinh dưỡng trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
2,908 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào