Lãnh đạo cơ quan báo chí sẽ bị khai trừ khỏi Đảng nếu đưa thông tin xuyên tạc lịch sử, chủ trương, đường lối Đảng?
- Lãnh đạo cơ quan báo chí sẽ bị khai trừ khỏi Đảng nếu đưa thông tin xuyên tạc lịch sử, chủ trương, đường lối Đảng?
- Lãnh đạo cơ quan báo chí nếu để cơ quan báo chí vi phạm Luật Báo chí thì có bị khai trừ khỏi Đảng không?
- Lãnh đạo cơ quan báo chí có bắt buộc phải là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam không?
Lãnh đạo cơ quan báo chí sẽ bị khai trừ khỏi Đảng nếu đưa thông tin xuyên tạc lịch sử, chủ trương, đường lối Đảng?
Căn cứ Quy định 101-QĐ/TW năm 2023 về trách nhiệm, quyền hạn và bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật lãnh đạo cơ quan báo chí do Ban Chấp hành Trung ương ban hành ngày 28/02/2023.
Tại khoản 4 Điều 13 Quy định 101-QĐ/TW năm 2023 có quy định như sau:
Kỷ luật
...
4. Lãnh đạo cơ quan báo chí vi phạm một trong các trường hợp quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng:
a) Vi phạm Khoản 3 Điều này mà tái phạm.
b) Viết bài, duyệt đăng bài về nội dung phủ định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vai trò lãnh đạo và các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Đảng.
c) Đưa thông tin xuyên tạc chủ trương, đường lối, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; bịa đặt, vu cáo lãnh tụ cách mạng tiền bối và lãnh đạo Đảng, Nhà nước; xuyên tạc lịch sử, độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
d) Để cơ quan báo chí vi phạm Luật Báo chí và các văn bản quy phạm pháp luật gây ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng.
5. Lãnh đạo cơ quan báo chí vi phạm nội dung chưa nêu trong Quy định này thì căn cứ vào các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan có thẩm quyền để xử lý kỷ luật cho phù hợp.
Như vậy, theo quy định thì Lãnh đạo cơ quan báo chí sẽ bị khai trừ khỏi Đảng khi có hành vi đưa thông tin xuyên tạc lịch sử, chủ trương, đường lối Đảng
Lãnh đạo cơ quan báo chí sẽ bị khai trừ khỏi Đảng nếu đưa thông tin xuyên tạc lịch sử, chủ trương, đường lối Đảng? (Hình từ Internet)
Lãnh đạo cơ quan báo chí nếu để cơ quan báo chí vi phạm Luật Báo chí thì có bị khai trừ khỏi Đảng không?
Tại điểm d khoản 4 Điều 13 Quy định 101-QĐ/TW năm 2023 có đề cập đến việc xử lý đối với hành vi để cơ quan báo chí vi phạm Luật Báo chí như sau:
Kỷ luật
...
4. Lãnh đạo cơ quan báo chí vi phạm một trong các trường hợp quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng:
d) Để cơ quan báo chí vi phạm Luật Báo chí và các văn bản quy phạm pháp luật gây ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng.
Theo đó, lãnh đạo cơ quan báo chí nếu để cơ quan báo chí vi phạm Luật Báo chí gây ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng sẽ bị khai trừ khỏi Đảng. Đây là hành vi được xem là gây hậu quả rất nghiêm trọng.
Theo điểm c khoản 4 Điều 3 Quy định 101-QĐ/TW năm 2023, vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng được xác định là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại rất lớn, gây dư luận xấu, bức xúc trong xã hội, làm giảm niềm tin, mất uy tín của tổ chức đảng, cơ quan báo chí.
Ngược lại, nếu mức độ vi phạm chưa đến mức gây hậu quả rất nghiêm trọng thì căn cứ vào khoản Điều 13 Quy định 101-QĐ/TW năm 2023, khoản 3 Điều 13 Quy định 101-QĐ/TW năm 2023. Lãnh đạo cơ quan báo chí sẽ bị xử lý như sau:
- Để cơ quan báo chí vi phạm Luật Báo chí gây ảnh hưởng nghiêm trọng: Có văn bản nghiêm khắc nhắc nhở hoặc kỷ luật khiển trách;
- Để cơ quan báo chí vi phạm Luật Báo chí gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng: Cảnh cáo hoặc cách chức.
Như vậy, lãnh đạo cơ quan báo chí sẽ bị khai trừ ra khỏi Đảng nếu để cơ quan báo chí vi phạm Luật Báo chí gây ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng.
Lãnh đạo cơ quan báo chí có bắt buộc phải là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Quy định 101-QĐ/TW năm 2023 quy định về tiêu chí bổ nhiệm lãnh đạo cơ quan báo chí như sau:
Tiêu chuẩn và điều kiện bổ nhiệm
1. Bảo đảm tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn cụ thể của chức danh bổ nhiệm theo quy định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
2. Là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam (Không bắt buộc đối với cơ quan báo chí thuộc tổ chức tôn giáo).
3. Có trình độ lý luận chính trị cao cấp (Không bắt buộc đối với cơ quan báo chí thuộc tổ chức tôn giáo).
4. Tốt nghiệp đại học trở lên. Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước về báo chí.
5. Có thời gian hoạt động trong lĩnh vực báo chí, xuất bản ít nhất 2 năm. Trường hợp đặc biệt, do cơ quan chỉ đạo báo chí xem xét, quyết định.
6. Có đầy đủ hồ sơ và được cơ quan chức năng có thẩm quyền xác nhận (theo Phụ lục II, Quy định này).
7. Về độ tuổi bổ nhiệm
a) Lãnh đạo cơ quan báo chí thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
b) Lãnh đạo cơ quan báo chí thuộc cơ quan đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội phải còn đủ thời gian để công tác ít nhất trọn 1 nhiệm kỳ (60 tháng) trở lên.
c) Lãnh đạo cơ quan báo chí không thuộc Điểm a, Điểm b, Khoản 7 Điều này, phải còn đủ thời gian để công tác ít nhất trọn 1 nhiệm kỳ (60 tháng) trở lên và tuổi tối đa giữ chức vụ lãnh đạo không quá 65 tuổi đối với nữ và 67 tuổi đối với nam.
Trường hợp đặc biệt không quá 70 tuổi, do cơ quan chỉ đạo báo chí xem xét, quyết định.
8. Người đứng đầu cơ quan chủ quản báo chí không được kiêm giữ chức vụ lãnh đạo cơ quan báo chí; lãnh đạo cơ quan báo chí này không được kiêm giữ chức vụ lãnh đạo cơ quan báo chí khác.
Như vậy, theo khoản 2 Điều 5 Quy định 101-QĐ/TW năm 2023 nêu trên thì Đảng viên không phải là điều kiện bắt buộc đối với mọi lãnh đạo cơ quan báo chí. Lãnh đạo thuộc tổ chức tôn giáo không cần đáp ứng điều kiện này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?