Làm giả giấy tờ tài liệu của cơ quan, tổ chức để lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì bị xử lý hình sự về tội nào?

Làm giả giấy tờ tài liệu của cơ quan, tổ chức để lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì bị xử lý hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay tội sử dụng con dấu giả? - Câu hỏi của bạn Quốc (Bình Định)

Thế nào là tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức?

Theo quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 126 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung 2017) về tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức như sau:

Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp luật bị xử lý như sau:

Khung 1:

Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

Khung 2:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

- Có tổ chức;

- Phạm tội 02 lần trở lên;

- Làm từ 02 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;

- Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;

- Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

- Tái phạm nguy hiểm.

Khung 3:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

- Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;

- Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

- Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

Ngoài các khung hình phạt trên, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 50 triệu đồng.

Làm giả giấy tờ tài liệu của cơ quan, tổ chức để lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì bị xử lý hình sự về tội nào?

Làm giả giấy tờ tài liệu của cơ quan, tổ chức để lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì bị xử lý hình sự về tội nào?

Thế nào là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản?

Căn cứ tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (một số cụm từ bị bãi bỏ bởi điểm a khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, một số quy định bị bãi bỏ bởi điểm c khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017), lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người phạm tội có hành vi áp dụng các hình thức, thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác.

Khung 1

Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

- Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 Bộ luật Hình sự này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

Khung 2:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

- Có tổ chức;

- Có tính chất chuyên nghiệp;

- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

- Tái phạm nguy hiểm;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

- Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

Khung 3:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

- Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

Khung 4:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

- Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

- Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Làm giả giấy tờ tài liệu của cơ quan, tổ chức để lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì bị xử lý hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay tội sử dụng con dấu giả?

Theo khoản 10 Mục I Công văn 212/TANDTC-PC năm 2019 hướng dẫn về việc xác định tội phạm đối với hành vi làm giả giấy tờ như sau:

10. Người thực hiện hành vi làm giả các giấy tờ tài liệu của cơ quan, tổ chức để lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì bị xử lý hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức?
Hành vi làm giả giấy tờ tài liệu của cơ quan, tổ chức để lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã xâm phạm vào 02 khách thể khác nhau được Bộ luật Hình sự bảo vệ (quy định tại Điều 174 và Điều 341 của Bộ luật Hình sự), nên nếu hành vi đó có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm thì bị xử lý hình sự cả về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174) và tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức (Điều 341).

Theo đó, do hành vi làm giả giấy tờ, tài liệu của cơ quan tổ chức với mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi xâm phạm cùng lúc đối với cả 02 khách thể khác nhau.

Vì thế, khi xử lý cần xem xét hành vi nếu có đủ yếu tốc cấu thành tội phạm thì sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự về cả 02 tội phạm là lừa đảo chiếm đoạt tài sản và làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Tải trọn bộ các quy định về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hiện hành
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thời hạn điều tra đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Pháp luật
Đảng viên có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị truy cứu TNHS có bị khai trừ khỏi đảng không?
Pháp luật
Scam vé là gì? Người scam vé sẽ bị xử lý như thế nào? Scam vé có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Mẫu đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản mới nhất năm 2024? Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử phạt hành chính như thế nào?
Pháp luật
Hotline trình báo về lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng là gì? Hồ sơ tố cáo lừa đảo bao gồm những giấy tờ gì?
Pháp luật
Tải mẫu đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng? Nhận diện và phòng chống 24 hình thức lừa đảo trực tuyến?
Pháp luật
Hướng dẫn quét mã QR trên điện thoại Android nhanh chóng? Quét mã QR trên điện thoại Android phải tải app nào?
Pháp luật
Telegram là gì? Lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua Telegram bị xử lý như thế nào theo pháp luật?
Pháp luật
Những chiêu trò lừa đảo trên mạng và chế tài xử lý đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác?
Pháp luật
Lừa đảo cập nhật VNeID nhằm chiếm đoạt tài sản bị xử phạt hành chính ra sao và bị xử phạt hình sự thế nào?
Pháp luật
Lừa đảo tuyển dụng là gì? Lừa đảo tuyển dụng qua mạng bị phạt bao nhiêu? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Cần làm gì khi bị lừa đảo tuyển dụng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Tác giả Nguyễn Trần Hoàng Quyên Nguyễn Trần Hoàng Quyên Lưu bài viết
37,031 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Lừa đảo chiếm đoạt tài sản

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Xem toàn bộ văn bản về Lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào