KPI công chức là gì? KPI trong cơ quan nhà nước là gì? Chạy KPI công chức nghĩa là gì? KPI viết tắt của từ gì?

KPI công chức là gì? KPI trong cơ quan nhà nước là gì? Chạy KPI công chức nghĩa là gì? KPI viết tắt của từ gì?

KPI công chức là gì? KPI trong cơ quan nhà nước là gì? Chạy KPI công chức nghĩa là gì? KPI viết tắt của từ gì?

Thông tin tham khảo vầ KPI công chức là gì, KPI trong cơ quan nhà nước là gì,chạy KPI công chức nghĩa là gì, KPI viết tắt của từ gì dưới đây:

(1) KPI công chức là gì? KPI trong cơ quan nhà nước là gì?

- KPI là chỉ số đánh giá kết quả thực hiện công việc, được thể hiện qua số liệu, tỷ lệ, chỉ tiêu định lượng, nhằm phản ánh hiệu quả hoạt động của các tổ chức hoặc bộ phận chức năng hay cá nhân.

- KPI công chức là chỉ số đánh giá hiệu quả công việc dành cho cá nhân làm việc trong cơ quan hành chính, công vụ nhà nước, được thể hiện qua số liệu, tỷ lệ, chỉ tiêu định mức, định lượng, nhằm đo lường mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao theo từng vị trí việc làm cụ thể để đạt được các mục tiêu chung của cả bộ máy hành chính.

- KPI trong cơ quan nhà nước là các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của cả tổ chức hoặc từng bộ phận trong bộ máy hành chính. Mục tiêu là nâng cao hiệu quả công vụ, công khai minh bạch, và quản lý theo kết quả.

(2) Chạy KPI công chức nghĩa là gì?

- Chạy KPI là một cụm từ thường được sử dụng trong môi trường làm việc để chỉ việc nỗ lực đạt được hoặc vượt quá các chỉ số hiệu suất chính đã được đặt ra. Nói cách khác, khi bạn “chạy KPI”, bạn đang cố gắng hết sức để hoàn thành các mục tiêu cụ thể mà công ty hoặc cấp trên giao cho bạn.

- Chạy KPI công chức là việc cán bộ, công chức nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu công việc đã được cơ quan, cấp trên giao, thường là các tiêu chí cụ thể về tiến độ, kết quả, mức độ hoàn thành hồ sơ, số lượng văn bản xử lý, tỷ lệ hài lòng của người dân...

(3) KPI viết tắt của từ gì?

- KPI là viết tắt của Key Performance Indicator, đây là chỉ số đánh giá hiệu quả công việc, là công cụ đo lường và đánh giá hiệu suất công việc được thể hiện qua con số, chỉ tiêu định lượng.

*Trên đây là thông tin tham khảo vầ KPI công chức là gì, KPI trong cơ quan nhà nước là gì,chạy KPI công chức nghĩa là gì, KPI viết tắt của từ gì!

KPI công chức là gì? KPI trong cơ quan nhà nước là gì? Chạy KPI công chức nghĩa là gì? KPI viết tắt của từ gì?

KPI công chức là gì? KPI trong cơ quan nhà nước là gì? Chạy KPI công chức nghĩa là gì? KPI viết tắt của từ gì? (Hình ảnh Internet)

Đánh giá công chức theo KPI, sản phẩm công việc xóa bỏ tư duy biên chế suốt đời ra sao?

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 7/5, Quốc hội thảo luận tại tổ về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).

Theo đó, tại buổi phát biểu thảo luận có nêu rõ việc sẽ thực hiện đánh giá công chức theo KPI, sản phẩm công việc xóa bỏ tư duy 'biên chế suốt đời'. Cụ thể như sau:

Về đánh giá công chức, dự thảo luật đưa ra 4 mức đánh giá. Việc đánh giá cán bộ, công chức sẽ thay đổi căn bản theo hướng định lượng, dựa trên vị trí việc làm và chỉ số hiệu quả công việc.

Việc lấy sản phẩm công việc làm thước đo đánh giá hiệu quả sẽ thay thế cách đánh giá định tính chung chung hiện nay.

*Trên đây là thông tin tham khảo về đánh giá công chức theo KPI, sản phẩm công việc xóa bỏ tư duy 'biên chế suốt đời'!

Quy định về nguyên tắc thực hiện chính sách, chế độ tinh giản biên chế theo Nghị định 178 thế nào?

Nguyên tắc thực hiện chính sách, chế độ tinh giản biên chế đối với CCVC được quy định rõ tại Điều 3 Nghị định 178/2024/NĐ-CP, cụ thể như sau:

- Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân trong quá trình thực hiện chính sách, chế độ.

- Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, minh bạch và theo quy định của pháp luật.

- Bảo đảm chậm nhất sau 05 năm kể từ ngày quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy của cấp có thẩm quyền có hiệu lực thi hành thì số lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý và số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở các cơ quan, tổ chức đơn vị trong hệ thống chính trị sau sắp xếp theo đúng quy định.

- Bảo đảm chi trả chính sách, chế độ kịp thời, đầy đủ theo quy định của pháp luật; sử dụng đúng, hiệu quả ngân sách nhà nước.

- Từng cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện rà soát, đánh giá tổng thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động công tâm, khách quan trên cơ sở đánh giá phẩm chất, năng lực, kết quả thực hiện và mức độ hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; trên cơ sở đó thực hiện sắp xếp, tinh giản biên chế và thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

- Tập thể lãnh đạo cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu trách nhiệm trong đánh giá, sàng lọc, lựa chọn đối tượng nghỉ việc gắn với việc cơ cấu và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý để cơ quan, tổ chức, đơn vị hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.

- Một đối tượng đủ điều kiện hưởng nhiều chính sách, chế độ quy định tại các văn bản khác nhau thì chỉ được hưởng một chính sách, chế độ cao nhất.

- Các bộ, ban, ngành ở trung ương và các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở cấp tỉnh phải cử khoảng 5% cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị đi công tác ở cơ sở.

Đánh giá công chức Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Đánh giá công chức
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cán bộ, công chức làm nhiều, hiệu quả cao phải được hưởng nhiều; xóa bỏ biên chế suốt đời phải đổi mới cách đánh giá
Pháp luật
KPI công chức là gì? KPI trong cơ quan nhà nước là gì? Chạy KPI công chức nghĩa là gì? KPI viết tắt của từ gì?
Pháp luật
Đánh giá công chức theo KPI, sản phẩm công việc xóa bỏ tư duy 'biên chế suốt đời' ra sao?
Pháp luật
Quy trình đánh giá cán bộ công chức cuối năm 2024 theo Nghị định 90? Mẫu đánh giá cán bộ công chức năm 2024?
Pháp luật
Mẫu Biên bản cuộc họp nhận xét đánh giá cán bộ, công chức, viên chức? 5 tiêu chí chung về đánh giá, xếp loại chất lượng?
Pháp luật
Mẫu phiếu đánh giá công chức giải quyết thủ tục hành chính tại đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước? Cách chấm điểm tiêu chí đánh giá?
Pháp luật
Tổng hợp 03 mẫu phiếu xếp loại, đánh giá công chức, cán bộ, viên chức? Tải về bản word 03 mẫu?
Pháp luật
Nội dung đánh giá công chức bao gồm các nội dung nào? Phân loại đánh giá công chức được pháp luật quy định thế nào?
Pháp luật
Mẫu phiếu đánh giá công chức, viên chức năm 2023? Đánh giá công chức, viên chức vào thời điểm nào trong năm?
Pháp luật
Công tác đánh giá công chức cấp huyện dựa trên nội dung nào? Thời điểm nào cần thực hiện việc đánh giá công chức?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đánh giá công chức
Nguyễn Đỗ Bảo Trung Lưu bài viết
24 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào