Kinh doanh trên đường ray xe lửa sẽ bị xử phạt như thế nào? Phải kinh doanh cách đường sắt bao nhiêu mét?

Gần đây, trên mạng xã hội chia sẻ hình ảnh một nhóm cầu thủ nước ngoài đang thưởng thức cà phê trên đường tàu có biển cảnh báo nguy hiểm. Vậy việc kinh doanh trên đường ray xe lửa sẽ bị xử lý như thế nào? - Câu hỏi của bạn Thiện (Tiền Giang)

Ngày 30.11, trên mạng xã hội chia sẻ hình ảnh kèm nội dung về một nhóm cầu thủ nước ngoài đang thưởng thức cà phê đường tàu. Tuy nhiên, khu vực này có biển báo "Khu vực nguy hiểm, không tụ tập, kê bàn ghế trong lòng và 2 bên đường ray". Đây là khu vực đang trong thời gian thực hiện lệnh cấm hoạt động của UBND địa phương. Vậy việc kinh doanh quán cà phê trên đường ray xe lửa sẽ bị xử lý như thế nào?

Kinh doanh trên đường ray xe lửa sẽ bị xử phạt như thế nào?

Theo quy định tại điểm b khoản 1 và điểm b khoản 3 Điều 53 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về việc thực hiện kinh doanh trên đường ray xe lửa như sau:

Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường sắt
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với cá nhân, từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Trồng cây trái phép trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt đô thị; trồng cây cao trên 1,5 m hoặc trồng cây dưới 1,5 m nhưng ảnh hưởng đến an toàn, ổn định công trình, an toàn giao thông vận tải đường sắt trong quá trình khai thác hoặc trồng cây che khuất tầm nhìn của người tham gia giao thông trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng;
b) Chăn thả súc vật, mua bán hàng hóa, họp chợ trên đường sắt, trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức sử dụng đất trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt vào mục đích canh tác nông nghiệp làm sạt lở, lún, nứt, hư hỏng công trình đường sắt, cản trở giao thông đường sắt.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Để phương tiện, thiết bị, vật liệu, hàng hóa, chất phế thải hoặc các vật phẩm khác trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt hoặc trong khu vực ga, đề-pô, nhà ga đường sắt;
b) Dựng lều, quán trái phép trong phạm vi đất dành cho đường sắt;
c) Đặt, treo biển quảng cáo, biển chỉ dẫn hoặc các vật che chắn khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường sắt;
d) Di chuyển chậm trễ các công trình, nhà ở, lều, quán hoặc cố tình trì hoãn việc di chuyển gây trở ngại cho việc xây dựng, cải tạo, mở rộng và bảo đảm an toàn công trình đường sắt khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Như vậy, cá nhân có hành vi mua bán hàng hóa trái phép trên đường ray xe lửa có thể bị phạt lên đến 3.000.000 đồng. Ngoài ra, đối với tổ chức có hành vi vi phạm trên thì bị xử phạt lên đến 6.000.000 đồng.

Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt tiền thì cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại điểm d khoản 5 Điều 53 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi điểm s khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) như sau:

Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường sắt
...
5. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
...
d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này buộc phải phá dỡ, di chuyển lều, quán dựng trái phép ra khỏi phạm vi đất dành cho đường sắt;

Như vậy, ngoài việc bị phạt tiền thì cá nhân, tổ chức kinh doanh trên đường sắt buộc phải phá dỡ, di chuyển quán, địa điểm kinh doanh trái phép ra khỏi phạm vi đất cho đường sắt.

Kinh doanh trên đường ray xe lửa sẽ bị xử phạt như thế nào? Phải kinh doanh cách đường sắt bao nhiêu mét?

Kinh doanh trên đường ray xe lửa sẽ bị xử phạt như thế nào? Phải kinh doanh cách đường sắt bao nhiêu mét?

Phải kinh doanh cách đường sắt bao nhiêu mét?

Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 56/2018/NĐ-CP về khoảng cách an toàn giao thông đường sắt như sau:

- Chiều rộng hành lang an toàn giao thông đường sắt tính từ mép ngoài phạm vi bảo vệ đường sắt trở ra mỗi bên được xác định như sau:

+ Đường sắt tốc độ cao: Trong khu vực đô thị là 05 mét, ngoài khu vực đô thị là 15 mét. Đối với đường sắt tốc độ cao, phải xây dựng rào cách ly hành lang an toàn giao thông đường sắt để tránh mọi hành vi xâm nhập trái phép;

+ Đường sắt đô thị đi trên mặt đất và đường sắt còn lại là 03 mét.

- Chiều cao hành lang an toàn giao thông đường sắt được tính từ mặt đất trở lên theo phương thẳng đứng đến giới hạn phạm vi bảo vệ trên không của đường sắt theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Nghị định này.

- Chi tiết xác định hành lang an toàn giao thông đường sắt thực hiện theo quy định tại khoản 1 của Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

Thẩm quyền xử phạt hành vi kinh doanh trên đường ray xe lửa thuộc về cơ quan nào?

Theo quy định tại Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, những cơ quan sau có thẩm quyền xử phạt hành vi kinh doanh trên đường ray xe lửa:

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp

- Cảnh sát giao thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao

- Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất.

- Thanh tra giao thông vận tải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường sắt

Mua bán hàng hóa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng một hành vi cụ thể thì có giá trị pháp lý hay không?
Pháp luật
Trong hợp đồng mua bán hàng hóa không có thỏa thuận về địa điểm giao hàng thì địa điểm giao hàng được xác định như thế nào?
Pháp luật
Cá nhân bán hàng hóa cao hơn mức giá tối đa do Bộ trưởng quy định thì bị xử phạt hành chính như thế nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp có bắt buộc phải lập hợp đồng bằng văn bản khi giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ không?
Pháp luật
Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc thực hiện việc mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được quy định cụ thể như thế nào?
Pháp luật
Chế tài đối với doanh nghiệp FDI không thực hiện báo cáo tình hình hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa là gì?
Pháp luật
Trong hợp đồng mua bán hàng hóa, hàng hoá như thế nào thì bị coi là không phù hợp với hợp đồng?
Pháp luật
Bảo hiểm hàng hóa là gì? Ai sẽ có nghĩa vụ mua bảo hiểm hàng hóa trong hợp đồng mua bán hàng hóa?
Pháp luật
Có được xem là chấp nhận chào hàng khi trả lời nhưng đã thay đổi nội dung liên quan đến giá sản phẩm không?
Pháp luật
Chủ thể hoạt động mua bán và trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới gồm những ai? Hàng hóa nào được mua bán và trao đổi tại chợ biên giới?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Mua bán hàng hóa
Tác giả Nguyễn Trần Hoàng Quyên Nguyễn Trần Hoàng Quyên Lưu bài viết
1,567 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Mua bán hàng hóa
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào