Kiến nghị bắt buộc thực hiện nghĩa vụ quân sự trước khi học đại học, Bộ Quốc phòng trả lời như thế nào?
Bộ Quốc phòng trả lời thế nào về kiến nghị bắt buộc thực hiện nghĩa vụ quân sự trước khi học đại học?
Theo Cổng Thông tin điện tử Bộ Quốc phòng cho biết, Bộ Quốc phòng nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Thái Bình do Ban Dân nguyện chuyển đến với nội dung:
“Cử tri đề nghị nghiên cứu trình Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, quy định theo hướng tất cả nam thanh niên đến tuổi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự; sau đó mới được đi học đại học hoặc học nghề để đảm bảo tính nghiêm minh và công bằng, tạo điều kiện thuận lợi cho chính quyền cơ sở gọi thanh niên nhập ngũ” .
Sau đó, Bộ Quốc phòng có văn bản trả lời như sau:
- Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 19/6/2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016; cùng với các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn Luật được ban hành, điều chỉnh một số nội dung cơ bản như:
+ Quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự, đối tượng tạm hoãn, miễn gọi nhập ngũ trong thời bình.
+ Công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ.
+ Tiêu chuẩn tuyển chọn về độ tuổi gọi nhập ngũ, sức khỏe, văn hóa, chính trị, đạo đức.
+ Chế độ chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ và thân nhân.
+ Chế tài xử phạt... đã tạo hành lang pháp lý, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về nghĩa vụ quân sự.
Bên cạnh đó, Bộ Quốc phòng cũng cho biết về việc triển khai thi hành Luật Nghĩa vụ quân sự gặp không ít khó khăn, vướng mắc do điều kiện kinh tế còn hạn hẹp và một số yếu tố khác nên hằng năm Bộ Quốc phòng chỉ gọi nhập ngũ 3.0% đến 3.2% tổng số thanh niên trong độ tuổi nhập ngũ.
Điều này đã dẫn đến những phản ánh về bảo đảm tính nghiêm minh, công bằng như cử tri tỉnh Hòa Bình đã ý kiến.
Qua đó, Bộ Quốc phòng tiếp thu, nghiên cứu, xem xét báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 theo chương trình soạn thảo luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.
Đồng thời chỉ đạo cơ quan chức năng rà soát các văn bản quy phạm pháp luật thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự; nghiên cứu, đề xuất Chính phủ, và các bộ ngành liên quan sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan lĩnh vực nghĩa vụ quân sự bảo đảm thống nhất, đồng bộ trong triển khai thực hiện góp phần thực hiện công bằng trong công tác tuyển quân.
Bộ Quốc phòng trả lời thế nào về kiến nghị bắt buộc thực hiện nghĩa vụ quân sự trước khi học đại học? (Hình từ Internet)
Thẩm quyền quyết định việc gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 34 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định thẩm quyền quyết định việc gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân như sau:
- Thủ tướng Chính phủ quyết định thời gian, số lượng gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
+ Quyết định gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân lần thứ hai.
+ Quyết định điều chỉnh số lượng, thời gian gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân đối với cấp tỉnh theo quy định tại Điều 33 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015.
- Căn cứ vào quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định số lượng gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân cho đơn vị thuộc quyền ở từng địa phương cấp tỉnh.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao số lượng gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân cho địa phương cấp huyện.
- Chỉ huy trưởng cơ quan quân sự cấp tỉnh, cấp huyện, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Trưởng Công an cấp huyện có trách nhiệm tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc giao số lượng gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân cho địa phương cấp huyện, cấp xã và cơ quan, tổ chức trên địa bàn; chỉ đạo tuyển chọn công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao số lượng gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân cho địa phương cấp xã và cơ quan, tổ chức trên địa bàn; quyết định danh sách công dân gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân theo đề nghị của Hội đồng nghĩa vụ quân sự cùng cấp.
- Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện ra lệnh gọi từng công dân nhập ngũ; Trưởng Công an cấp huyện ra lệnh gọi từng công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân. Lệnh gọi nhập ngũ, gọi thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân phải được giao cho công dân trước thời gian ghi trong lệnh 15 ngày.
Cơ quan nào có trách nhiệm đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Căn cứ tại Điều 15 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định trách nhiệm đăng ký nghĩa vụ quân sự như sau:
- Ban Chỉ huy quân sự cấp xã thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự cho công dân cư trú tại địa phương.
- Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự cho công dân làm việc, học tập tại cơ quan, tổ chức và tổng hợp báo cáo Ban Chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương nơi cơ quan, tổ chức đặt trụ sở.
- Trường hợp cơ quan, tổ chức không có Ban Chỉ huy quân sự ở cơ sở thì người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức cho công dân thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự tại nơi cư trú.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?
- Bài phát biểu tổng kết cuối năm của công ty hay và ý nghĩa? Mẫu bài phát biểu tổng kết cuối năm ngắn gọn?
- Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô xe máy 2025 thế nào? Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô, xe máy mới nhất?