Kiểm tra việc thực hiện văn bản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính thông qua những hình thức nào?
- Cách xác định văn bản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính phải kiểm tra thực hiện như thế nào?
- Nguyên tắc tổ chức kiểm tra văn bản thuộc Danh mục văn bản kiểm tra là gì?
- Có thể kiểm tra việc thực hiện văn bản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính thông qua những hình thức nào?
- Báo cáo kết quả kiểm tra việc thực hiện văn bản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính như thế nào?
Cách xác định văn bản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính phải kiểm tra thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại Điều 11 Thông tư 79/2015/TT-BTC quy định việc xác định văn bản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính phải kiểm tra thực hiện như sau:
- Văn bản thuộc đối tượng kiểm tra thực hiện bao gồm văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính ban hành, liên tịch ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính được tổng hợp thành Danh mục văn bản kiểm tra thực hiện.
- Chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thuộc đối tượng kiểm tra bao gồm: Chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được thể chế hóa trong văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính ban hành, liên tịch ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành; và văn bản cá biệt, văn bản chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Trước ngày 01 tháng 12 hàng năm, Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm đề xuất (qua Vụ Pháp chế Bộ) các văn bản thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý của đơn vị cần kiểm tra thực hiện trong năm sau gồm các nội dung:
+ Văn bản quy phạm pháp luật đã thực hiện từ 01 năm trở lên hoặc có vướng mắc cần nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung hoàn thiện.
+ Thuộc nội dung trọng tâm của đơn vị trong chương trình công tác hàng năm của Bộ.
- Căn cứ đề xuất của các đơn vị, Vụ Pháp chế Bộ tổng hợp, đề xuất, bổ sung thêm văn bản cần kiểm tra (nếu cần) vào Danh mục văn bản kiểm tra thực hiện trình Bộ xem xét, quyết định và tổ chức triển khai.
Kiểm tra việc thực hiện văn bản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính thông qua những hình thức nào? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc tổ chức kiểm tra văn bản thuộc Danh mục văn bản kiểm tra là gì?
Căn cứ tại Điều 12 Thông tư 79/2015/TT-BTC quy định nguyên tắc tổ chức kiểm tra văn bản thuộc Danh mục văn bản kiểm tra như sau:
- Kết hợp chặt chẽ việc kiểm tra thực hiện văn bản theo Danh mục văn bản kiểm tra với công tác theo dõi, đánh giá thi hành pháp luật và chỉ tiến hành kiểm tra sau khi có phương án kiểm tra cụ thể được Bộ phê duyệt.
- Việc kiểm tra phải bảo đảm dân chủ, công khai, đúng pháp luật, không gây phiền hà và không làm cản trở đến hoạt động bình thường của đối tượng kiểm tra.
- Kết thúc kiểm tra phải có kết luận rõ ràng, nếu phát hiện có sai phạm phải đề xuất biện pháp xử lý.
Có thể kiểm tra việc thực hiện văn bản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính thông qua những hình thức nào?
Căn cứ tại Điều 14 Thông tư 79/2015/TT-BTC quy định như sau:
Tuỳ từng trường hợp cụ thể, căn cứ vào nội dung kiểm tra và tình hình thực tế, có thể lựa chọn hoặc kết hợp hai hình thức sau:
- Kiểm tra thông qua báo cáo tự kiểm tra của các đối tượng kiểm tra: Đơn vị chủ trì kiểm tra có công văn yêu cầu và hướng dẫn các đơn vị thực hiện tự kiểm tra và báo cáo kết quả về Bộ Tài chính (qua đơn vị chủ trì kiểm tra).
- Thành lập đoàn kiểm tra trực tiếp: Trên cơ sở báo cáo tự kiểm tra của các đơn vị, lựa chọn đối tượng kiểm tra và tổ chức đoàn kiểm tra trực tiếp theo từng lĩnh vực, từng địa bàn cụ thể. Đơn vị chủ trì thực hiện kiểm tra có trách nhiệm thông báo cho các đối tượng kiểm tra trước khi thực hiện kiểm tra trực tiếp ít nhất là 7 ngày làm việc.
Báo cáo kết quả kiểm tra việc thực hiện văn bản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính như thế nào?
Căn cứ tại Điều 15 Thông tư 79/2015/TT-BTC quy định báo cáo cáo kết quả kiểm tra việc thực hiện văn bản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính như sau:
- Khi kết thúc kiểm tra, đơn vị chủ trì kiểm tra phải báo cáo Bộ kết quả kiểm tra, đồng gửi Vụ Pháp chế Bộ để theo dõi, tổng hợp.
- Báo cáo kiểm tra gồm các nội dung chủ yếu sau: Tình hình, kết quả thực hiện văn bản; các khó khăn, vướng mắc trong việc tổ chức thực hiện văn bản; đề xuất việc sửa đổi, bổ sung văn bản (nếu có); kiến nghị xử lý các vi phạm được phát hiện trong quá trình kiểm tra.
- Dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra phải được gửi lấy ý kiến của các đơn vị tham gia kiểm tra và các đơn vị có liên quan trước khi trình Bộ.
- Đơn vị chủ trì kiểm tra có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ tại báo cáo kết quả kiểm tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Như thế nào là chở hàng cồng kềnh? Lỗi chở hàng cồng kềnh 2025 bị phạt bao nhiêu? Kích thước chở hàng xe máy?
- Điều kiện để tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài được công nhận hoạt động tại Việt Nam là gì?
- Viết đoạn văn kể lại hoạt động của các bạn nhỏ trong tranh Tiếng việt 3? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Dịch vụ thu, chi tiền mặt, ngoại tệ là gì? Hợp đồng cung ứng dịch vụ thu, chi tiền mặt, ngoại tệ cần có những nội dung nào?
- Trình tự thực hiện bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai theo Thông tư 61/2024 như thế nào?