Kịch bản Trung thu ở trường tiểu học 2024? Lời dẫn chương trình Tết trung thu trường Tiểu học ý nghĩa?
Kịch bản Trung thu ở trường tiểu học 2024? Lời dẫn chương trình Tết trung thu trường Tiểu học ý nghĩa?
Nóng: Thư chúc Tết Trung thu 2024 của Chủ tịch nước, Tổng Bí Thư Tô Lâm
Ngày Tết Trung thu được diễn ra vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hàng năm.
Tết Trung thu là ngày Rằm tháng 8, khi mặt trăng tròn và sáng nhất. Và Tết Trung thu 2024 (Rằm tháng 8) sẽ rơi vào thứ ba ngày 17 tháng 9 dương lịch 2024.
Lời dẫn, kịch bản Trung thu ở tiểu học khác lời dẫn ở cấp Trung học và cũng khác với lứa tuổi mẫu giáo nên người dẫn cần chuẩn bị kỹ càng kịch bản Trun thu để không khí Trung Thu được tự nhiên và thành công nhất.
Dưới đây là mẫu lời dẫn, kịch bản Trung thu ở trường tiểu học:
>> Mẫu kịch bản Trung thu: Tải về
>> Mẫu lời dẫn Trung thu: Tải về
Kịch bản Trung thu ở trường tiểu học 2024? Lời dẫn chương trình Tết trung thu trường Tiểu học ý nghĩa? (Hình ảnh Internet)
Người lao động có được nghỉ Tết Trung thu 2024 không?
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ dịp lễ tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau:
- Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
- Tết Âm lịch: 05 ngày;
- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
- Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Như vậy, Tết Trung thu năm 2024 không phải ngày lễ mà người lao động được nghỉ hưởng nguyên lương.
Kế hoạch tổ chức Tết Trung thu 2024 ở TP. Hà Nội như thế nào?
Căn cứ theo Kế hoạch 209/KH-UBND năm 2024 tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2024.
Theo đó, tại Mục 2 Kế hoạch 209/KH-UBND năm 2024 nêu rõ các hoạt động cao điểm trong dịp Tết Trung thu bao gồm:
(1) Tổ chức cho trẻ em trên địa bàn Thành phố đón Tết Trung thu
Cấp Thành phố:
- Tên gọi: Đêm hội Trăng rằm 2024.
Ủy ban nhân dân Thành phố dự kiến tổ chức Đêm hội Trăng rằm vào 20h00’, ngày 17/9/2024 (tức ngày 15/8/2024 Âm lịch - Thứ ba) tại quận Ba Đình.
Theo đó, cấp huyện, cấp xã: Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện và tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em từ ngày 12/9 đến ngày 17/9/2024 (tức từ ngày 10/8 đến 15/8 Âm lịch) phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, đảm bảo tất cả trẻ em đều được đón Tết Trung thu, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em ở các địa bàn khó khăn và trẻ em vùng dân tộc, miền núi.
(2) Hoạt động thăm hỏi, tặng quà cho trẻ em và các cơ sở trợ giúp xã hội công lập có chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em
- Chủ động rà soát, nắm chắc số liệu về trẻ em nói chung, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo Luật Trẻ em và trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt nói riêng để có các hoạt động chăm lo cho trẻ em nhân dịp Tết Trung thu.
- Tổ chức tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và các cơ sở trợ giúp xã hội công lập có chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em nhân dịp Tết Trung thu.
- Bên cạnh đó, tăng cường vận động các nguồn lực hỗ trợ khác để tổ chức các hoạt động thăm hỏi, tặng quà, dụng cụ phục hồi chức năng, xe đạp, sách vở, đồ dùng học tập, trao học bổng, trao sổ tiết kiệm, nhận đỡ đầu... cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đạt thành tích trong học tập và rèn luyện, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em tại các xã vùng dân tộc, miền núi, trẻ em tại các địa bàn khó khăn; các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em trên địa bàn nhân dịp Tết Trung thu.
(3) Tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục, vận động xã hội
- Tăng cường các hoạt động truyền thông, giáo dục và vận động xã hội, tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quyết định, chương trình, kế hoạch của Trung ương và Thành phố về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em nhằm nâng cao nhận thức, cam kết trách nhiệm và hành động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cả cộng đồng về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em nói chung, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt nói riêng hướng đến xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh để mọi trẻ em đều được phát triển toàn diện và hưởng đầy đủ Quyền.
- Nội dung truyền thông: Tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng ngừa, giảm thiểu các nguy cơ xâm hại trẻ em, tăng cường nâng cao nhận thức của trẻ em, gia đình và cộng đồng về chung tay bảo vệ trẻ em, thông báo, tố giác các hành vi xâm hại, bạo lực trẻ em; phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em nhất là tai nạn đuối nước, tai nạn giao thông, tai nạn có chủ đích ở trẻ em; Tăng cường truyền thông về đường dây nóng của Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội (số 0243.2233111), Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (số 111) để thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em và khi trẻ em, cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức có nhu cầu cần trợ giúp, bảo vệ trẻ em.
- Đăng tải Thư chúc Tết Trung thu của Chủ tịch Nước; thông tin về các hoạt động tổ chức đón Tết Trung thu cho trẻ em trên địa bàn Thành phố.
- Tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác trẻ em các cấp; cung cấp kiến thức, kỹ năng cho cha mẹ/người chăm sóc trẻ về bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em, phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em; tập huấn kỹ năng sống, kỹ năng phòng, chống xâm hại trẻ em, phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em...
- Biểu dương kịp thời những tấm gương người tốt, việc tốt, nhận đỡ đầu, giúp đỡ, ủng hộ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em sống trong các gia đình nghèo, trẻ em vùng dân tộc, miền núi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hay đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?