Không tiếp khách, không tổ chức mít tinh kỷ niệm 78 năm Ngày Truyền thống ngành Thuế Việt Nam đúng không?
Ngày 10/9 là ngày gì? Có phải ngày Truyền thống ngành Thuế không?
Sau khi Cách mạng Tháng 8 năm 1945 thành công, ngày 02/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của Dân tộc Việt Nam đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Ngay sau sự kiện lịch sử đó, ngày 10/9/1945, Sở thuế quan và thuế gián thu đã được thành lập. Điều này đã thể hiện tầm quan trọng của công tác thuế đối với chính quyền của nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.
Do đó ngày 10/9 hàng năm đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định là Ngày Truyền thống của ngành Thuế Việt Nam.
Không tiếp khách, không tổ chức mít tinh kỷ niệm 78 năm Ngày Truyền thống ngành Thuế Việt Nam? (Hình từ Internet)
Không tiếp khách, không tổ chức mít tinh kỷ niệm 78 năm Ngày Truyền thống ngành Thuế Việt Nam?
Tại Công văn 3846/TCT-VP năm 2023 thông báo về việc không tổ chức mít tinh kỷ niệm; không tổ chức đón tiếp các đoàn khách đến thăm, chúc mừng nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Truyền thống ngành Thuế Việt Nam.
Tại nội dung công văn nêu rõ, thực hiện Chỉ thị 45-CT/TW năm 2010 của Bộ Chính trị (khóa XI) về việc “Đổi mới, nâng cao hiệu quả tổ chức các ngày kỷ niệm, nghi thức trao tặng, đón nhận danh hiệu vinh dự Nhà nước và các hình thức khen thưởng cao; Chỉ thị 30/CT-TTG năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Nghị định số 111/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về ngày thành lập, ngày truyền thống, ngày hưởng ứng của các bộ, ngành, địa phương; và Công văn 8918/BTC-VP năm 2023 của Bộ Tài chính về việc không tổ chức đón tiếp khách, không nhận hoa chúc mừng nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Truyền thống ngành Tài chính.
Theo đó, Tổng cục Thuế đề nghị các đơn vị thuộc, trực thuộc Tổng cục Thuế và Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không tổ chức mít tinh kỷ niệm, không tổ chức đón tiếp các đoàn đến thăm, chúc mừng và đề nghị các cơ quan, tổ chức không gửi hoa chúc mừng.
Trách nhiệm của cán bộ, công chức và lãnh đạo ngành Thuế trong công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là gì?
Theo quy định tại Điều 7 và Điều 8 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013 như sau:
(1) Người đứng đầu các đơn vị thuộc, trực thuộc Tổng cục Thuế và Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
- Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạch thực hành tiết kiệm, chống lãng phí gắn với nhiệm vụ cải cách hành chính, xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong phạm vi lĩnh vực, trong cơ quan, tổ chức được giao quản lý; xây dựng các giải pháp để thực hiện nhằm đạt được mục tiêu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, chịu trách nhiệm về việc ban hành các văn bản cá biệt không phù hợp thực tiễn hoặc trái pháp luật gây lãng phí.
- Chịu trách nhiệm cá nhân về việc tổ chức thực hiện thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; định kỳ đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện chương trình, kế hoạch và giải trình về việc để xảy ra lãng phí trong cơ quan, tổ chức mình.
- Tổng hợp, báo cáo tình hình và kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của cơ quan, tổ chức.
- Bảo đảm việc thực hiện quyền giám sát thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của công dân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 6 của Luật này. Khi nhận được phản ánh về các hành vi lãng phí xảy ra, người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải chỉ đạo kiểm tra, xem xét để có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời và trả lời bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã phát hiện.
- Tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động thanh tra nhân dân; tổ chức hoạt động kiểm toán nội bộ, kiểm tra, thanh tra theo thẩm quyền; xử lý hoặc phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật đối với người trong cơ quan, tổ chức mình có hành vi gây lãng phí; thực hiện công khai việc xử lý hành vi gây lãng phí trong cơ quan, tổ chức.
(2) Cán bộ, công chức, viên chức các đơn vị thuộc, trực thuộc Tổng cục Thuế và Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
- Thực hiện chương trình, kế hoạch, mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí được giao.
- Quản lý, sử dụng vốn nhà nước, tài sản nhà nước được giao đúng mục đích, định mức, tiêu chuẩn, chế độ; giải trình và chịu trách nhiệm cá nhân về việc để xảy ra lãng phí thuộc phạm vi quản lý, sử dụng.
- Tham gia hoạt động thanh tra nhân dân, tham gia giám sát, đề xuất các biện pháp, giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong cơ quan, tổ chức và trong lĩnh vực công tác được phân công; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi gây lãng phí theo thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mục đích của việc kiểm tra yếu tố hình thành giá là gì? Thời gian kiểm tra yếu tố hình thành giá tối đa là bao lâu?
- Cơ sở dịch vụ thẩm mỹ có xâm lấn cơ thể cần tổ chức theo hình thức nào? Cơ sở dịch vụ thẩm mỹ bị thu hồi giấy phép hoạt động trong trường hợp nào?
- Người muốn gửi tiền vào sổ tiết kiệm phải trực tiếp đến địa điểm giao dịch của tổ chức tín dụng đúng không?
- Người được bố trí tái định cư được ghi nợ tiền sử dụng đất khi nào? Phải nộp đủ tiền còn nợ trước khi chuyển nhượng đất đúng không?
- Có thể xây dựng bệnh viện tư nhân trên đất thương mại dịch vụ không? Thời hạn sử dụng đất là bao lâu?