Không đáp ứng điều kiện của giống cây trồng như tại thời điểm cấp Bằng bảo hộ mà vẫn khai thác, sử dụng thì bị phạt thế nào?
- Không đáp ứng điều kiện của giống cây trồng như tại thời điểm cấp Bằng bảo hộ mà vẫn khai thác, sử dụng thì bị phạt bao nhiêu tiền?
- Các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi khai thác, sử dụng vật liệu nhân giống khi giống cây trồng không còn đáp ứng điều kiện tại Bằng bảo hộ là gì?
- Điều kiện để giống cây trồng được bảo hộ bao gồm những gì?
Không đáp ứng điều kiện của giống cây trồng như tại thời điểm cấp Bằng bảo hộ mà vẫn khai thác, sử dụng thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ Nghị định 31/2023/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo từng chức danh đối với từng hành vi vi phạm hành chính về Trồng trọt.
Tại Điều 18 Nghị định 31/2023/NĐ-CP có quy định như sau:
Vi phạm quy định về nghĩa vụ của chủ Bằng bảo hộ, tác giả giống cây trồng
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng không thực hiện việc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng đã được bảo hộ theo quyết định bắt buộc chuyển giao của cơ quan có thẩm quyền;
b) Chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng không trả thù lao cho tác giả giống cây trồng theo quy định;
c) Chủ Bằng bảo hộ không đáp ứng được điều kiện về tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định của giống cây trồng được bảo hộ như tại thời điểm cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng mà vẫn khai thác, sử dụng vật liệu nhân giống;
d) Tác giả giống cây trồng không thực hiện đúng nghĩa vụ giúp chủ Bằng bảo hộ duy trì vật liệu nhân giống của giống cây trồng được bảo hộ.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng Bằng bảo hộ giống cây trồng đã hết hiệu lực, bị đình chỉ hoặc hủy bỏ hiệu lực để thực hiện quyền đối với giống cây trồng.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì trong trường hợp không đáp ứng điều kiện của giống cây trồng như tại thời điểm cấp Bằng bảo hộ mà vẫn khai thác, sử dụng thì sẽ bị phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 25 triệu đồng.
Đồng thời căn cứ Điều 5 Nghị định 31/2023/NĐ-CP như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền
1. Mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính về trồng trọt (trừ phân bón) đối với cá nhân là 50.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính về phân bón đối với cá nhân là 100.000.000 đồng.
3. Mức phạt tiền quy định tại chương II, chương III của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
4. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh quy định tại chương IV của Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân
Như vậy, theo quy định nêu trên thì mức phạt tiền cho hành vi không đáp ứng điều kiện của giống cây trồng như tại thời điểm cấp Bằng bảo hộ mà vẫn khai thác, sử dụng được xác định như sau:
- Đối với cá nhân vi phạm: Phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 25 triệu đồng.
- Đối với tổ chức vi phạm: Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng.
Không đáp ứng điều kiện của giống cây trồng như tại thời điểm cấp Bằng bảo hộ mà vẫn khai thác, sử dụng thì bị phạt thế nào? (Hình từ Internet)
Các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi khai thác, sử dụng vật liệu nhân giống khi giống cây trồng không còn đáp ứng điều kiện tại Bằng bảo hộ là gì?
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định 31/2023/NĐ-CP về các biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
Vi phạm quy định về nghĩa vụ của chủ Bằng bảo hộ, tác giả giống cây trồng
...
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 1 và khoản 2 Điều này;
b) Buộc nộp lại Bằng bảo hộ giống cây trồng cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
Như vậy, trong trường hợp chủ bằng bảo hộ không đáp ứng điều kiện của giống cây trồng như tại thời điểm cấp Bằng bảo hộ mà vẫn khai thác, sử dụng thì ngoài việc phạt tiền, chủ bằng bảo hộ còn phải đối diện với các biện pháp khắc phục hậu quả sau:
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được;
- Buộc nộp lại Bằng bảo hộ giống cây trồng cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp.
Điều kiện để giống cây trồng được bảo hộ bao gồm những gì?
Căn cứ quy định tại Điều 158 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 64 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 như sau:
Điều kiện chung đối với giống cây trồng được bảo hộ
Giống cây trồng được bảo hộ là giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển, có tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và có tên phù hợp.
Như vậy, gống cây trồng được bảo hộ khi có các điều kiện sau:
- Được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển;
- Có tính mới;
- Tính khác biệt;
- Tính đồng nhất;
- Tính ổn định;
- Có tên phù hợp.
Nghị định 31/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 28/7/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?
- Phụ lục Các nhóm sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng theo Thông tư 10? Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng?