Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng là gì? Chính sách khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng theo Chương trình phát triển Lâm nghiệp bền vững 2021-2025?
- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên là gì?
- Chính sách khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng theo Chương trình phát triển Lâm nghiệp bền vững 2021-2025?
- Chính sách khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025?
Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT quy định về khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên như sau:
Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên là biện pháp lâm sinh phát huy tối đa khả năng tái sinh, diễn thế tự nhiên để phục hồi rừng bằng các biện pháp bảo vệ, chống chặt phá, phòng cháy và chữa cháy rừng, phát dọn dây leo, cây bụi để thúc đẩy thành rừngthời hạn xác định.
Bên cạnh khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, việc khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có bổ sung cũng thường được thực hiện song song. Căn cứ khoản 2 Điều 3 Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT quy định:
Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung là biện pháp lâm sinh phát huy tối đa khả năng tái sinh, diễn thế tự nhiên để phục hồi rừng bằng các biện pháp bảo vệ, chống chặt phá, phòng cháy và chữa cháy rừng và phát dọn dây leo cây bụi, kết hợp với trồng bổ sung một lượng cây nhất định ở nơi thiếu cây tái sinh mục đích để thúc đẩy thành rừng trong thời hạn xác định.
Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng là gì? Chính sách khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng theo Chương trình phát triển Lâm nghiệp bền vững 2021-2025? (Hình từ Internet)
Chính sách khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng theo Chương trình phát triển Lâm nghiệp bền vững 2021-2025?
Căn cứ quy định tại Điều 10 Thông tư 12/2022/TT-BNNPTNT chính sách hỗ trợ khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng theo Chương trình phát triển Lâm nghiệp bền vững 2021-2025, được phân thành hai hoạt động là khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung:
Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên | Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung | |
Đối tượng khoanh nuôi | Diện tích đất quy hoạch cho phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất thuộc đối tượng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên đáp ứng các tiêu chí tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 29/2018/TTBNNPNT. | Thực hiện dựa trên kết quả khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên của đối tượng quy định và được nghiệm thu theo quy định tại Thông tư 15/2019/TT-BNNPTNT. |
Đối tượng được hỗ trợ | Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thực hiện khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên trên diện tích đất quy hoạch cho phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất là rừng tự nhiên được giao. | Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thực hiện khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung cây lâm nghiệp Đối với hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình người Kinh nghèo tại các xã khu vực II, khu vực III thực hiện theo quy định tại Điều 19 Thông tư 12/2022/TT-BNNPTNT |
Tiêu chí được hỗ trợ | Thuộc đối tượng theo quy định; có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất của cấp có thẩm quyền hoặc đã sử dụng đất ổn định trong vòng 3 năm trở lên không có tranh chấp; thực hiện khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên và được nghiệm thu kết quả. | Thuộc các đối tượng theo quy định; có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan có thẩm quyền hoặc đã sử dụng đất ổn định trong vòng 3 năm trở lên không có tranh chấp; thực hiện khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung theo đúng thiết kế, dự toán được duyệt và được nghiệm thu kết quả |
Mức hỗ trợ | Áp dụng quy định tại điểm a khoản 4 Điều 6 Quyết định 38/2016/QĐ-TTg | Áp dụng quy định tại điểm b khoản 4 Điều 6 Quyết định |
Phương thức hỗ trợ | Thực hiện dựa trên kết quả khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên của đối tượng quy định và được nghiệm thu theo quy định tại Thông tư 15/2019/TT-BNNPTNT. | Thực hiện dựa trên kết quả khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung cây lâm nghiệp của đối tượng quy định và được nghiệm thu theo quy định tại Thông tư 15/2019/TT-BNNPTNT |
Chính sách khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025?
Căn cứ quy định tại Điều 19 Thông tư 12/2022/TT-BNNPTNT, Chính sách khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng theo Tiểu dự án 1 - Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân, thuộc Dự án 3 - Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 như sau:
- Đối tượng khoanh nuôi: Diện tích đất quy hoạch cho phát triển rừng phòng hộ, rừng sản xuất thuộc đối tượng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung đáp ứng các tiêu chí theo Điều 5 Thông tư 29/2018/TTBNNPNT.
- Đối tượng được hỗ trợ: Hộ gia đình thực hiện khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung trên diện tích đất rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên được giao.
- Tiêu chí được hỗ trợ:
+ Thuộc đối tượng nêu trên;
+ Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất của cấp có thẩm quyền;
+ Thực hiện khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung theo đúng thiết kế, dự toán được phê duyệt theo quy định tại Thông tư 15/2019/TTBNNPTNT. Cơ quan phê duyệt thiết kế, dự toán ở địa phương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định; sinh tự nhiên có trồng bổ sung. Nội dung thực hiện theo hướng dẫn tại điểm a và điểm b khoản 5 Điều 18 Thông tư 12/2022/TT-BNNPTNT
+ Được Ủy ban nhân dân cấp xã nghiệm thu khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung.
- Mức hỗ trợ: Theo điểm b khoản 3 Điều 4 Nghị định 75/2015/NĐ-CP.
- Phương thức hỗ trợ: Thực hiện dựa trên kết quả khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung. Nội dung thực hiện theo hướng dẫn tại điểm a và điểm b khoản 5 Điều 18 Thông tư 12/2022/TT-BNNPTNT
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn 01 thẩm tra lý lịch đảng viên? Hướng dẫn thẩm tra lý lịch đảng viên mới nhất quy định những gì?
- Viết đoạn văn kể về một hoạt động ngoài trời mà em được chứng kiến hoặc tham gia lớp 3 chọn lọc?
- 5+ mẫu thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 online đẹp, chuyên nghiệp? Tạo thiệp thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 thế nào?
- Toàn bộ Công văn 7619-CV/BTCTW hướng dẫn khung Quy chế làm việc mẫu của cấp ủy cơ sở? Tải Công văn 7619?
- Ngày đẹp bao sái bàn thờ năm 2025? Bao sái bàn thờ năm 2025 ngày nào? Nghỉ tết 2025 người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày nghỉ hưởng nguyên lương?