Khoản vay nước ngoài là gì? Ngày rút vốn của khoản vay nước ngoài dưới hình thức trả chậm được xác định như thế nào?
Khoản vay nước ngoài là gì?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 3 Thông tư 12/2022/TT-NHNN quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Khoản vay nước ngoài là cụm từ dùng chung để chi khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh (sau đây gọi là khoản vay tự vay, tự trả) và khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh dưới mọi hình thức vay nước ngoài thông qua hợp đồng vay, hợp đồng nhập khẩu hàng hóa trả chậm, hợp đồng ủy thác cho vay, hợp đồng cho thuê tài chính hoặc phát hành công cụ nợ trên thị trường quốc tế của bên đi vay.
Theo đó, khoản vay nước ngoài sẽ có 02 dạng là khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh và khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh dưới mọi hình thức.
Khoản vay nước ngoài là gì? Ngày rút vốn của khoản vay nước ngoài dưới hình thức trả chậm được xác định như thế nào?
Ngày rút vốn của khoản vay nước ngoài dưới hình thức trả chậm được xác định như thế nào?
Căn cứ vào Điều 4 Thông tư 12/2022/TT-NHNN quy định như sau:
Nguyên tắc quản lý ngoại hối đối với các khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm
1. Khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm là khoản nhập khẩu hàng hóa có ngày rút vốn đầu tiên trước ngày thanh toán cuối cùng; trong đó:
a) Ngày rút vốn của khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm là:
Ngày thứ 90 kể từ ngày phát hành chứng từ vận tải trong trường hợp ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản yêu cầu bộ chứng từ thanh toán phải có chứng từ vận tải;
Ngày thứ 45 kể từ ngày hoàn thành kiểm tra ghi trên tờ khai hải quan đã được thông quan trong trường hợp ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản không yêu cầu bộ chứng từ thanh toán phải có chứng từ vận tải;
b) Ngày thanh toán cuối cùng được xác định là:
Ngày thanh toán cuối cùng của thời hạn thanh toán theo hợp đồng;
Ngày thanh toán thực tế cuối cùng trong trường hợp không thực hiện theo hợp đồng hoặc hợp đồng không quy định cụ thể thời hạn thanh toán;
c) Thời hạn khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm là thời hạn được xác định từ ngày rút vốn đầu tiên đến ngày thanh toán cuối cùng.
2. Các khoản vay tự vay, tự trả dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm không thuộc đối tượng phải đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài theo quy định tại Chương III Thông tư này.
3. Các giao dịch chuyển tiền trả nợ (gốc, lãi), trả phí liên quan đến khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm không bắt buộc phải thực hiện qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài.
Theo như quy định trên thì ngày rút vốn của khoản vay nước ngoài dưới hình thức trả chậm sẽ là ngày thứ 90 kể từ ngày phát hành chứng từ vận tải trong trường hợp ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản yêu cầu bộ chứng từ thanh toán phải có chứng từ vận tải.
Trong trường hợp ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản không yêu cầu bộ chứng từ thanh toán phải có chứng từ vận tải thì ngày rút vốn của khoản vay nước ngoài dưới hình thức trả chậm sẽ là ngày thứ 45 kể từ ngày hoàn thành kiểm tra ghi trên tờ khai hải quan đã được thông quan.
Trách nhiệm thực hiện khoản vay nước ngoài sau khi bên đi vay bị chia, tách, hợp nhất hoặc sáp nhập như thế nào?
Căn cứ vào Điều 6 Thông tư 12/2022/TT-NHNN quy định như sau:
Thực hiện khoản vay nước ngoài sau khi bên đi vay bị chia, tách, hợp nhất hoặc sáp nhập
1. Khi bên đi vay bị chia, tách, hợp nhất hoặc sáp nhập, tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ liên quan đến khoản vay nước ngoài tiếp tục thực hiện trách nhiệm của bên đi vay theo quy định tại Thông tư này.
2. Trường hợp chỉ có 01 tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ liên quan đến khoản vay nước ngoài của bên đi vay bị chia, tách: bên cho vay, tổ chức mới thành lập sau khi chia, tổ chức bị tách, tổ chức được tách thỏa thuận bằng văn bản để xác định tổ chức sẽ kế thừa quyền, nghĩa vụ của bên đi vay bị chia, tách trong khoản vay nước ngoài, đảm bảo không trái với các quy định của pháp luật có liên quan.
3. Trường hợp sau khi chia, tách có nhiều tổ chức cùng liên đới chịu trách nhiệm đối với nghĩa vụ trả nợ khoản vay nước ngoài:
a) Các tổ chức cùng liên đới chịu trách nhiệm phải thỏa thuận bàng văn bản về việc ủy quyền cho một tổ chức thực hiện các thủ tục hành chính, thực hiện chế độ báo cáo liên quan đến khoản vay nước ngoài theo quy định tại Thông tư này;
b) Các tổ chức cùng liên đới chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả nợ khoản vay nước ngoài cùng mở một tài khoản thanh toán chung làm tài khoản vay, trả nợ nước ngoài. Trường hợp không cùng mở tài khoản thanh toán chung làm tài khoản vay, trả nợ nước ngoài, các tổ chức này phải đảm bảo việc mở các tài khoản vay, trả nợ nước ngoài tại cùng 01 ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản để tiếp tục trả nợ khoản vay nước ngoài;
c) Trường hợp một trong các tổ chức cùng liên đới chịu trách nhiệm đối với nghĩa vụ trả nợ khoản vay nước ngoài là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, việc sử dụng tài khoản để trả nợ khoản vay này sẽ thực hiện theo quy định tại Điều này. Ngân hàng nơi các tổ chức cùng liên đới chịu trách nhiệm đối với nghĩa vụ trả nợ khoản vay nước ngoài mở tài khoản để trả nợ khoản vay nước ngoài không bắt buộc phải là ngân hàng nơi mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
4. Ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản của bên đi vay bị chia, tách, hợp nhất hoặc sáp nhập có trách nhiệm phối hợp cung cấp thông tin về tình hình rút vốn, trả nợ của khoản vay nước ngoài theo yêu cầu của tổ chức kế thừa trách nhiệm trả nợ khoản vay nước ngoài và/hoặc ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản của tổ chức kế thừa trách nhiệm trả nợ khoản vay nước ngoài để các bên có cơ sở tiếp tục thực hiện khoản vay, đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về vay, trả nợ nước ngoài.
Như vậy, sau khi bên đi vay bị chia, tách, hợp nhất hoặc sáp nhập thì tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ của bên đi vay sẽ phải có trách nhiệm với các khoản vay nước ngoài mà bên đi vay đã thực hiện trước khi bị chia, tách, hợp nhất hoặc sáp nhập.
Thông tư 12/2022/TT-NHNN sẽ có hiệu lực từ ngày 15/11/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?