Khoản đóng bảo hiểm nào không được coi là khoản giảm trừ khi xác định thu nhập tính thuế đối với tiền lương, tiền công?

Khoản đóng bảo hiểm nào không được coi là khoản giảm trừ khi xác định thu nhập tính thuế đối với tiền lương, tiền công của người nộp thuế là cá nhân cư trú? - Câu hỏi của anh T.M (An Giang)

Các khoản được giảm trừ khi tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công là gì?

Căn cứ quy định tại Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC (được sửa đổi bởi Điều 15 và khoản 6 Điều 25 Thông tư 92/2015/TT-BTC) thì các khoản giảm trừ thuế TNCN năm 2023 từ tiền lương, tiền công bao gồm:

(1) Các khoản giảm trừ gia cảnh:

- Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của người nộp thuế là cá nhân cư trú.

Trong đó, mức giảm trừ gia cảnh theo Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14:

+ Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);

+ Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

(2) Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện:

- Các khoản đóng bảo hiểm bao gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc.

- Các khoản đóng vào Quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện:

Mức đóng vào quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện được trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế theo thực tế phát sinh nhưng tối đa không quá một (01) triệu đồng/tháng đối với người lao động tham gia các sản phẩm hưu trí tự nguyện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính bao gồm cả số tiền do người sử dụng lao động đóng cho người lao động và cả số tiền do người lao động tự đóng (nếu có), kể cả trường hợp tham gia nhiều quỹ. Căn cứ xác định thu nhập được trừ là bản chụp chứng từ nộp tiền (hoặc nộp phí) do quỹ hưu trí tự nguyện, doanh nghiệp bảo hiểm cấp.

- Người nước ngoài là cá nhân cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam là cá nhân cư trú nhưng làm việc tại nước ngoài có thu nhập từ tiền lương, tiền công ở nước ngoài đã tham gia đóng các khoản bảo hiểm bắt buộc theo quy định của quốc gia nơi cá nhân cư trú mang quốc tịch hoặc làm việc tương tự quy định của pháp luật Việt Nam như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp bắt buộc và các khoản bảo hiểm bắt buộc khác (nếu có) thì được trừ các khoản phí bảo hiểm đó vào thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công khi tính thuế thu nhập cá nhân.

Cá nhân người nước ngoài và người Việt Nam có tham gia đóng các khoản bảo hiểm nêu trên ở nước ngoài sẽ được tạm giảm trừ ngay vào thu nhập để khấu trừ thuế trong năm (nếu có chứng từ) và tính theo số chính thức nếu cá nhân thực hiện quyết toán thuế theo quy định. Trường hợp không có chứng từ để tạm giảm trừ trong năm thì sẽ giảm trừ một lần khi quyết toán thuế.

- Khoản đóng góp bảo hiểm, đóng góp vào Quỹ hưu trí tự nguyện của năm nào được trừ vào thu nhập chịu thuế của năm đó.

- Chứng từ chứng minh đối với các khoản bảo hiểm được trừ nêu trên là bản chụp chứng từ thu tiền của tổ chức bảo hiểm hoặc xác nhận của tổ chức trả thu nhập về số tiền bảo hiểm đã khấu trừ, đã nộp (trường hợp tổ chức trả thu nhập nộp thay).

(3) Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học:

- Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học được trừ vào thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công trước khi tính thuế của người nộp thuế là cá nhân cư trú, bao gồm:

+ Khoản chi đóng góp vào các tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người khuyết tật, người già không nơi nương tựa.

+ Khoản chi đóng góp vào các quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học được thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định 30/2012/NĐ-CP và quy định tại các văn bản khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ.

Tài liệu chứng minh đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học là chứng từ thu hợp pháp do các tổ chức, các quỹ của Trung ương hoặc của tỉnh cấp.

- Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học phát sinh vào năm nào được giảm trừ vào thu nhập chịu thuế của năm tính thuế đó, nếu giảm trừ không hết không được trừ vào thu nhập chịu thuế của năm tính thuế tiếp theo.

Mức giảm trừ tối đa không vượt quá thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công của năm tính thuế phát sinh đóng góp từ thiện nhân đạo, khuyến học.

Khoản đóng bảo hiểm nào không được coi là khoản giảm trừ khi xác định thu nhập tính thuế đối với tiền lương, tiền công?

Khoản đóng bảo hiểm nào không được coi là khoản giảm trừ khi xác định thu nhập tính thuế đối với tiền lương, tiền công? (Hình từ Internet)

Khoản đóng bảo hiểm nào không được coi là khoản giảm trừ khi xác định thu nhập tính thuế đối với tiền lương, tiền công?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định như sau:

Các khoản giảm trừ
...
2. Giảm trừ đối với các khoản đóng bảo hiểm, Quỹ hưu trí tự nguyện
a) Các khoản đóng bảo hiểm bao gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc.

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 41 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định rõ mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động và do người sử dụng lao động đóng.

Như vậy, khoản đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp không được coi là khoản giảm trừ khi xác định thu nhập tính thuế TNCN đối với tiền lương, tiền công.

Khoản trợ cấp, phụ cấp nào của người lao động sẽ không phải chịu thuế TNCN?

Căn cứ tại điểm b khoản 2 Điều 3 Nghị định 65/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 12/2015/NĐ-CP) quy định như sau:

Thu nhập chịu thuế
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công nhận được dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:
- Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công;
- Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ;
- Phụ cấp quốc phòng, an ninh; các khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang;
- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm;
- Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực;
- Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội;
- Trợ cấp đối với các đối tượng được bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật;
- Phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao;
- Trợ cấp một lần đối với cá nhân khi chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, hỗ trợ một lần đối với cán bộ, công chức làm công tác về chủ quyền biển đảo theo quy định của pháp luật. Trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, người Việt Nam cư trú dài hạn ở nước ngoài về Việt Nam làm việc;
- Phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản;
- Phụ cấp đặc thù ngành nghề.
Các khoản phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế quy định tại Điểm này phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

Theo đó, những khoản phụ cấp, trợ cấp được liệt kê theo quy định nêu trên sẽ không phải chịu thuế TNCN.

Giảm trừ gia cảnh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Ông bà có được xem là người phụ thuộc khi đăng ký giảm trừ gia cảnh không?
Pháp luật
File excel tính thuế thu nhập cá nhân theo mức giảm trừ gia cảnh mới nhất? Tải file excel tính thuế TNCN ở đâu?
Pháp luật
Cha mẹ bao nhiêu tuổi được giảm trừ gia cảnh 2024? Cha mẹ có lương hưu có được giảm trừ gia cảnh?
Pháp luật
Mẫu đơn xin xác nhận bố mẹ không có thu nhập để giảm trừ gia cảnh? Hồ sơ xin giảm trừ gia cảnh đối với trường hợp bố mẹ không có thu nhập?
Pháp luật
Đối với người phụ thuộc là cha mẹ cần thỏa những điều kiện gì? Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc là cha mẹ để được giảm trừ gia cảnh gồm những gì?
Pháp luật
Người phụ thuộc gồm những ai? Mức giảm trừ gia cảnh dành cho người phụ thuộc mới nhất năm 2024?
Pháp luật
Mẫu tờ khai đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh (Mẫu 20-ĐK-TH-TCT)? Tờ khai đăng ký người phụ thuộc sử dụng khi nào?
Pháp luật
Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc năm 2024? Hồ sơ giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc hiện nay được quy định thế nào?
Pháp luật
Bảng kê khai về người phải trực tiếp nuôi dưỡng được lập khi nào? Mẫu bảng kê khai về người phải trực tiếp nuôi dưỡng được quy định như thế nào?
Pháp luật
Đăng ký giảm trừ gia cảnh cho mẹ kế được không? Nếu được thì hồ sơ đăng ký giảm trừ gia cảnh cho mẹ kế sẽ gồm những gì?
Pháp luật
Giảm trừ gia cảnh là gì? Người nộp thuế chỉ được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc khi nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giảm trừ gia cảnh
Tác giả Nguyễn Trần Hoàng Quyên Nguyễn Trần Hoàng Quyên Lưu bài viết
10,525 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giảm trừ gia cảnh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giảm trừ gia cảnh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào