Khi xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử, nhà xuất bản và cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm gì?

Tôi có câu hỏi: Nhà xuất bản và cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm gì khi xuất bản phẩm điện tử? - Câu hỏi của anh Bường (Quảng Nam)

Trách nhiệm của nhà xuất bản và cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử như thế nào?

Theo khoản 1 Điều 22 Nghị định 195/2013/NĐ-CP, trách nhiệm của nhà xuất bản và cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử được quy định như sau:

- Bảo đảm kỹ thuật, công nghệ sử dụng để xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử phù hợp với quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật về công nghệ thông tin và viễn thông;

- Bảo đảm nguyên vẹn nội dung, hình thức của xuất bản phẩm điện tử;

- Chấp hành yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc dừng xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử hoặc loại bỏ, ngăn chặn người sử dụng tiếp cận một phần nội dung hoặc toàn bộ xuất bản phẩm có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật;

- Không được xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử kèm ứng dụng kỹ thuật, công nghệ gây mất an toàn, an ninh thông tin đối với phương tiện điện tử;

- Không được bổ sung thông tin làm sai lệch nội dung xuất bản phẩm điện tử hoặc bổ sung thông tin mà người sử dụng xuất bản phẩm điện tử không yêu cầu, trừ các thông tin được phép theo quy định của pháp luật hoặc có sự đồng ý của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản;

- Không được can thiệp trái phép vào nội dung, hình thức của xuất bản phẩm điện tử để làm sai lệch hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật;

- Báo cáo, giải trình về việc xuất bản, phát hành, nhập khẩu xuất bản phẩm điện tử và nội dung của xuất bản phẩm điện tử theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc xuất bản, phát hành, nhập khẩu xuất bản phẩm điện tử và nội dung xuất bản phẩm điện tử.

Ngoài ra, nhà xuất bản và cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử còn phải tuân thủ theo các quy đinh tại Điều 50 Luật Xuất bản 2012.

Khi xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử, nhà xuất bản và cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm gì?Khi xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử, nhà xuất bản và cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm gì? (Hình từ Internet)

Nội dung nào bị cấm xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm?

Căn cứ vào nội dung được quy đinh tại khoản 1 Điều 10 Luật Xuất bản 2012, những nội dung bị cấm xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm bao gồm:

- Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc;

- Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước;

- Kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục;

- Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định;

- Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng;

- Xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc;

- Không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia;

- Vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

Như vậy, nếu xuất bản phẩm có chứa những nội dung nêu trên thì sẽ bị nghiêm cấm xuất bản, in và phát hành.

Xuất bản phẩm điện tử có vi phạm thì xử lý ra sao?

Theo khoản 2 Điều 10 Luật Xuất bản 2012, hoạt động xuất bản nghiêm cấm các hành vi sau đây:

Những nội dung và hành vi bị cấm trong hoạt động xuất bản
...
2. Nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau đây:
a) Xuất bản mà không đăng ký, không có quyết định xuất bản hoặc không có giấy phép xuất bản;
b) Thay đổi, làm sai lệch nội dung bản thảo đã được ký duyệt hoặc bản thảo tài liệu không kinh doanh có dấu của cơ quan cấp giấy phép xuất bản;
c) In lậu, in giả, in nối bản trái phép xuất bản phẩm;
d) Phát hành xuất bản phẩm không có nguồn gốc hợp pháp hoặc chưa nộp lưu chiểu;
đ) Xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm đã bị đình chỉ phát hành, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy hoặc nhập khẩu trái phép;
e) Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.

Khi xuất bản phẩm điện tử có vi phạm, việc xử lý được quy định tại khoản 4 Điều 11 Luật Xuất bản 2012 như sau:

Xử lý vi phạm trong hoạt động xuất bản
...
4. Xuất bản phẩm điện tử có vi phạm thì bị đưa ra khỏi phương tiện điện tử và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều này.

Theo đó, dẫn chiếu đến khoản 3 Điều 11 Luật Xuất bản 2012 như sau:

Xử lý vi phạm trong hoạt động xuất bản
...
3. Xuất bản phẩm có vi phạm thì bị đình chỉ phát hành có thời hạn và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà phải sửa chữa mới được phát hành hoặc bị thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy.

Như vậy, từ những quy định nêu trên thì xuất bản phẩm điện tử có vi phạm sẽ bị xử lý như sau:

- Bị đưa ra khỏi phương tiện điện tử;

- Tùy vào mức độ vi phạm mà xử lý bằng các biện pháp:

+ Bị đình chỉ phát hành có thời hạn;

+ Sửa chữa mới được phát hành;

+ Bị thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy.

Xuất bản phẩm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép in gia công xuất bản phẩm cho nước ngoài là mẫu nào? Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép in gia công xuất bản phẩm cho nước ngoài?
Pháp luật
Xuất bản phẩm được xuất bản thông qua cơ quan nào? Nhà nước có ưu đãi tiền thuê đất đối với cơ sở phát hành xuất bản phẩm hay không?
Pháp luật
Điều kiện để được cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm là phải có mặt bằng sản xuất và thiết bị đúng không?
Pháp luật
Văn kiện đại hội, báo cáo tham luận có phải là xuất bản phẩm hay không? Cơ quan tổ chức phát hành xuất bản phẩm không nộp lưu chiểu có được không?
Pháp luật
Doanh nghiệp xuất bản phẩm thực hiện không đúng nội dung ghi trong giấy phép thành lập nhà xuất bản sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Doanh nghiệp phát hành xuất bản phẩm cần đáp ứng điều kiện gì để được cấp phép hoạt động theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Mẫu đơn đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh? Việc nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh phải do cơ sở nào thực hiện?
Pháp luật
Cơ sở kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm phải có người đứng đầu có tiêu chuẩn như nào để được cấp giấy phép hoạt động?
Pháp luật
Người đứng đầu cơ sở in của tổ chức hoạt động in xuất bản phẩm phải có tiêu chuẩn như thế nào theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Đấu thầu thực hiện công đoạn in, phát hành xuất bản phẩm sử dụng ngân sách nhà nước được thực hiện thông qua phương thức nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xuất bản phẩm
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
2,430 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xuất bản phẩm
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào