Khi xây dựng hệ thống phòng vệ đường ngang phải đáp ứng các yêu cầu gì? Hệ thống phòng vệ đường ngang được bố trí như thế nào?
Khi xây dựng hệ thống phòng vệ đường ngang phải đáp ứng các yêu cầu gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Thông tư 29/2023/TT-BGTVT quy định như sau:
Hệ thống phòng vệ đường ngang
1. Hệ thống phòng vệ đường ngang khi xây dựng, lắp đặt vào đường ngang phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng cho từng loại hình thiết bị;
b) Phải được bố trí đầy đủ, phù hợp với loại hình đường ngang, thường xuyên kiểm tra và duy trì trạng thái kỹ thuật hoạt động ổn định, an toàn, phòng ngừa tai nạn trong suốt quá trình khai thác, sử dụng đường ngang.
2. Mọi tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ, không được tự ý di chuyển, chiếm đoạt, làm hư hỏng hoặc làm giảm hiệu lực và tác dụng của hệ thống phòng vệ đường ngang.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì khi xây dựng hệ thống phòng vệ đường ngang vào đường ngang phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng cho từng loại hình thiết bị;
- Phải được bố trí đầy đủ, phù hợp với loại hình đường ngang, thường xuyên kiểm tra và duy trì trạng thái kỹ thuật hoạt động ổn định, an toàn, phòng ngừa tai nạn trong suốt quá trình khai thác, sử dụng đường ngang.
Khi xây dựng hệ thống phòng vệ đường ngang phải đáp ứng các yêu cầu gì? Hệ thống phòng vệ đường ngang được bố trí như thế nào? (Hình từ internet)
Hệ thống phòng vệ đường ngang được bố trí như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Thông tư 29/2023/TT-BGTVT quy định về việc bố trí hệ thống phòng vệ đường ngang như sau:
Đối với đường ngang có người gác:
- Cần chắn, giàn chắn thủ công hoặc cần chắn, giàn chắn sử dụng động cơ điện do người điều khiển hoặc cần chắn tự động;
- Cọc tiêu, hàng rào cố định;
- Vạch sơn kẻ đường;
- Hệ thống biển báo hiệu đường sắt, đường bộ;
- Đèn tín hiệu, chuông điện hoặc loa phát âm thanh;
- Tín hiệu ngăn đường trên đường sắt, trừ những đường ngang nằm trong phạm vi phòng vệ của tín hiệu vào ga, ra ga, hoặc tín hiệu bãi dồn, tín hiệu thông qua trên đường sắt có thiết bị đóng đường tự động hoặc tín hiệu phòng vệ khác, khi các tín hiệu trên cách đường ngang dưới 800 mét (m);
- Hệ thống giám sát đường ngang và các thiết bị khác liên quan đến bảo đảm an toàn giao thông tại đường ngang.
Đối với đường ngang không có người gác:
- Đường ngang cảnh báo tự động:
+ Cần chắn tự động (nếu có);
+ Cọc tiêu, hàng rào chắn cố định;
+ Vạch sơn kẻ đường, gờ giảm tốc, gồ giảm tốc; biển cảnh báo chú ý tàu hỏa;
+ Hệ thống biển báo hiệu đường sắt, đường bộ;
+ Đèn tín hiệu, chuông điện hoặc loa phát âm thanh;
+ Hệ thống giám sát đường ngang và các thiết bị khác liên quan đến bảo đảm an toàn giao thông tại đường ngang.
- Đường ngang biển báo hiện hữu:
+ Cọc tiêu;
+ Vạch sơn kẻ đường, gờ giảm tốc, gồ giảm tốc; biển cảnh báo chú ý tàu hỏa, biển STOP (R122), kết hợp với biển phụ ghi “Dừng lại quan sát trước khi qua đường ngang”;
+ Hệ thống biển báo hiệu đường sắt, đường bộ;
+ Các thiết bị khác liên quan đến bảo đảm an toàn giao thông tại đường ngang.
Quy định về đường sắt trong phạm vi đường ngang thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 29/2023/TT-BGTVT quy định về đường sắt trong phạm vi đường ngang như sau:
Đối với yêu cầu về kỹ thuật:
- Kết cấu mặt đường ngang phải đặt ray hộ bánh hoặc kết cấu khác để tạo khoảng cách má trong giữa ray chính với ray hộ bánh hoặc giữa ray chính với kết cấu đó (sau đây gọi là khe ray) đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Ray hộ bánh hoặc kết cấu tạo khe ray phải đặt hết phạm vi hai vai đường bộ;
+ Chiều rộng khe ray:
++ Đối với đường ngang nằm trên đường thẳng hoặc đường cong có bán kính từ 500 mét (m) trở lên: khe ray rộng 75 milimét (mm);
++ Đối với các đường ngang nằm trên đường cong có bán kính nhỏ hơn 500 mét (m): khe ray rộng 75 milimét (mm) + 1/2 độ mở rộng của đường cong theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt;
+ Chiều sâu khe ray ít nhất là 45 milimét (mm);
+ Trường hợp mặt đường bộ trong lòng đường sắt bằng bê tông nhựa phải dùng ray hộ bánh để tạo khe ray; cao độ ray hộ bánh bằng cao độ ray chính;
+ Trường hợp mặt đường bộ trong lòng đường sắt bằng các tấm đan, mép tấm đan sát ray chính phải có cấu tạo đặc biệt để tạo khe ray;
+ Trường hợp đặt ray hộ bánh quy định tại điểm a Khoản này, hai đầu ray được uốn vào phía trong lòng đường sắt; chiều dài đoạn đầu ray hộ bánh được uốn là 500 milimét (mm), khe ray tại vị trí bắt đầu uốn theo quy định tại điểm b Khoản này, khe ray tại vị trí cuối cùng của ray là 250 milimét (mm). Tại vị trí điểm bắt đầu uốn và vị trí cuối cùng của ray hộ bánh phải được liên kết chặt chẽ với tà vẹt;
+ Không đặt mối nối ray trong phạm vi đường ngang. Trường hợp đường bộ tại đường ngang rộng phải hàn liền mối ray, khi chưa hàn được thì dồn ray làm cháy mối;
+ Các phụ kiện nối giữ ray phải đầy đủ, liên kết chặt chẽ.
Đối với yêu cầu về vật liệu:
- Tà vẹt đặt trong phạm vi đường ngang dùng tà vẹt bê tông cốt thép; hạn chế sử dụng tà vẹt sắt hoặc tà vẹt gỗ trong phạm vi đường ngang đối với đường ngang hiện hữu; không sử dụng tà vẹt sắt hoặc tà vẹt gỗ trong phạm vi đường ngang xây dựng mới;
- Nền đá ba lát tại đường ngang phải sạch, đủ độ dày và bảo đảm tiêu chuẩn quy định;
- Việc sử dụng vật tư, vật liệu lắp đặt cho đường ngang phải bảo đảm tiêu chuẩn về vật tư, vật liệu sử dụng cho công trình đường sắt.
Thông tư 29/2023/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/12/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí NSNN để mua sắm tài sản trang thiết bị mới nhất?
- Danh sách kết quả kiểm tra tập sự hành nghề luật sư đợt 2 năm 2024 chính thức? Xem toàn bộ danh sách ở đâu?
- Loại gỗ nào thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu? Ai có thẩm quyền cho phép xuất khẩu loại gỗ này?
- Thưởng cuối năm là gì? Công ty phải thưởng cuối năm cho nhân viên? Tiền thưởng cuối năm có đóng thuế TNCN?
- Báo cáo kế hoạch đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công là gì? Thời hạn gửi báo cáo trung hạn vốn NSNN?