Khảo nghiệm giống cây trồng biến đổi gen chưa được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học bị phạt ra sao?
- Khảo nghiệm giống cây trồng biến đổi gen chưa được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học bị phạt bao nhiêu tiền?
- Có bị tước quyền sử dụng Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm trong trường hợp khảo nghiệm giống cây trồng biến đổi gen chưa được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học không?
- Nội dung khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen gồm những gì?
Khảo nghiệm giống cây trồng biến đổi gen chưa được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ Nghị định 31/2023/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về Trồng trọt.
Điều 8 Nghị định 31/2023/NĐ-CP có quy định về xử lý vi phạm quy định về khảo nghiệm giống cây trồng như sau:
Vi phạm quy định về khảo nghiệm giống cây trồng
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không lưu giữ hồ sơ khảo nghiệm giống cây trồng đúng quy định.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không duy trì đầy đủ điều kiện của tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng như tại thời điểm được cơ quan có thẩm quyền cấp Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng;
b) Không thực hiện đúng tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp khảo nghiệm đối với loài cây trồng khảo nghiệm;
c) Thực hiện dịch vụ khảo nghiệm giống cây trồng không đúng nội dung ghi trong Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp kết quả sai so với kết quả khảo nghiệm giống cây trồng.
4. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện khảo nghiệm giống cây trồng thuộc loài cây trồng chính nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp, cấp lại Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng hoặc đã bị hủy bỏ Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi khảo nghiệm giống cây trồng biến đổi gen chưa được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học và giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học.
6. Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện khảo nghiệm giống cây trồng hoặc thực hiện khảo nghiệm không đúng quy định nhưng vẫn cấp kết quả khảo nghiệm.
7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa tài liệu khảo nghiệm giống cây trồng;
...
Như vậy, theo nội dung nêu trên trường hợp khảo nghiệm giống cây trồng biến đổi gen chưa được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học sẽ bị phạt từ 30 triệu đồng đến 35 triệu đồng.
Đồng thời, theo Điều 5 Nghị định 31/2023/NĐ-CP, mức phạt nêu trên sẽ áp dụng cho cá nhân, trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt sẽ bằng gấp đôi (60 triệu đồng đến 70 triệu đồng).
Khảo nghiệm giống cây trồng biến đổi gen chưa được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học bị phạt ra sao? (Hình từ Internet)
Có bị tước quyền sử dụng Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm trong trường hợp khảo nghiệm giống cây trồng biến đổi gen chưa được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học không?
Căn cứ quy định về các biện pháp khắc phục vi phạm quy định về khảo nghiệm giống cây trồng tại khoản 8 Điều 8 Nghị định 31/2023/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về khảo nghiệm giống cây trồng
...
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;
b) Tước quyền sử dụng Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng từ 06 tháng đến 09 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;
c) Tước quyền sử dụng Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng từ 09 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại các khoản 5, 6 và 7 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
Theo đó, trong trường hợp khảo nghiệm giống cây trồng biến đổi gen chưa được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học thì sẽ bị tước quyền sử dụng Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng khi vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
Trong đó, thời gian tước quyền là từ 09 tháng đến 12 tháng.
Nội dung khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen gồm những gì?
Căn cứ quy định tại Điều 15 Nghị định 69/2010/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 118/2020/NĐ-CP như sau:
Nội dung khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen
1. Khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen là quá trình theo dõi, đánh giá ảnh hưởng của sinh vật biến đổi gen đối với môi trường và đa dạng sinh học trong điều kiện cụ thể của Việt Nam.
2. Khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen bao gồm các nội dung chính sau đây:
a) Nguy cơ trở thành sinh vật gây hại;
b) Nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sinh vật không chủ đích;
c) Nguy cơ làm thay đổi bất lợi đến hệ sinh thái xung quanh.
Đối với đánh giá rủi ro của thực vật biến đổi gen bao gồm: đánh giá ảnh hưởng đến hệ sinh thái đất; đánh giá ảnh hưởng của biện pháp canh tác thực vật biến đổi gen đối với môi trường và đa dạng sinh học;
d) Nguy cơ trôi gen;
đ) Các tác động bất lợi khác.
Như vậy, việc thực hiện khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen gồm 05 nội dung chính nêu trên.
Nghị định 31/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 28/7/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?