Khám sức khỏe hậu Covid-19: Người dân sẽ được khám, chữa bệnh như thế nào tại các cơ sở y tế?
- Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện khám bệnh, chữa bệnh cho người dân sau khi mắc COVID-19 như thế nào?
- Các cơ quan truyền thông, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tăng cường truyền thông những nội dung nào?
- Cơ quan nào có trách nhiệm trong việc giám sát hoạt động khám bệnh, chữa bệnh cho người dân sau khi mắc COVID-19?
Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện khám bệnh, chữa bệnh cho người dân sau khi mắc COVID-19 như thế nào?
Theo hướng dẫn tại Công văn 2055/BYT-KCB ngày 22/4/2022 về các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện khám bệnh, chữa bệnh cho người dân sau khi mắc COVID-19 cụ thể là:
- Khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh (người lớn và trẻ em) khi mắc và sau mắc COVID-19 theo đúng các hướng dẫn chuyên môn do Bộ Y tế đã ban hành, như Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19, trong đó có hướng dẫn phục hồi chức năng cho người bệnh COVID-19 sau ra viện, chăm sóc sức khỏe tâm thần; Hướng dẫn Phục hồi chức năng bệnh Viêm đường hô hấp cấp tính do SARS-CoV-2 (COVID-19)...
- Khám bệnh, chữa bệnh cho người có dấu hiệu, triệu chứng sau khi mắc COVID- 19 (sau đây gọi tắt là hậu COVID-19) nói riêng và khám bệnh, chữa bệnh nói chung theo phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở, theo các lĩnh vực chuyên khoa khi người dân có các dấu hiệu, triệu chứng thuộc các chuyên khoa, tránh tình trạng lạm dụng chỉ định hoặc chỉ định không phù hợp, không cần thiết.
- Thực hiện công tác truyền thông, quảng cáo công tác khám bệnh, chữa bệnh, khám sau COVID-19 phải tuân thủ theo quy định tại Thông tư số 09/2015/TT-BYT ngày 25/5/2015 của Bộ Y tế quy định về xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại các khoa, phòng chuyên môn.
Khám, chữa bệnh cho người dân sau khi mắc COVID-19
Các cơ quan truyền thông, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tăng cường truyền thông những nội dung nào?
Theo nội dung Công văn 2055/BYT-KCB ngày 22/4/2022 về cơ quan truyền thông, cơ sở khám bênh, chữa bệnh tăng cường truyền thông những nội dung cụ thể sau đây:
- Sau mắc COVID-19 một số người chậm hồi phục sức khỏe cần được theo dõi sức khỏe;
- Hậu COVID-19 xảy ra ở người có tiền sử nhiễm SARS-CoV-2 có các triệu chứng xuất hiện trong hoặc sau khi mắc COVID-19, kéo dài 12 tuần và không thể lý giải bằng các chẩn đoán khác (theo Tổ chức Y tế thế giới và Viện NICE - Vương Quốc Anh).
- Các triệu chứng hậu COVID rất đa dạng: có đến 203 triệu chứng khác nhau, có thể xuất hiện sau khi COVID-19 đã hồi phục, hoặc tồn tại dai dẳng từ đầu, hoặc tái phát theo thời gian. Triệu chứng phổ biến nhất bao gồm mệt mỏi, khó thở, đau cơ xương khớp, giảm hoặc mất vị giác hoặc khứu giác, suy giảm nhận thức, rối loạn giấc ngủ, ho, đau ngực…
- Khi các dấu hiệu, triệu chứng của hậu COVID-19 làm sức khỏe con người bị suy giảm kéo dài, tác động đến khả năng quay trở lại làm việc hoặc tham gia cuộc sống xã hội, người dân cần đi khám sức khỏe.
- Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đa khoa hoặc chuyên khoa thực hiện khám bệnh, chữa bệnh hậu COVID-19 theo phạm vi hoạt động chuyên môn được cấp phép.
- Người dân không sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc không được cấp phép lưu hành sản phẩm hay các bài thuốc truyền miệng hoặc theo các nguồn tin không chính thống để chữa bệnh.
- Một số nội dung truyền thông khác phải dựa trên các khuyến cáo, hướng dẫn, bằng chứng khoa học tin cậy trong nước và quốc tế.
Cơ quan nào có trách nhiệm trong việc giám sát hoạt động khám bệnh, chữa bệnh cho người dân sau khi mắc COVID-19?
Những cơ quan có trách nhiệm giám sát trong việc khám bệnh, chữa bệnh cho người dân sau khi mắc COVID-19 được Công văn 2055/BYT-KCB ngày 18/4/2022 như sau:
- Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Thanh tra Bộ, Sở Y tế các tỉnh, thành phố, Y tế các Bộ, ngành tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc và cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn về hoạt động chuyên môn, thông tin, quảng cáo khám chữa bệnh để kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc, chấn chỉnh, xử lý nếu có
- Cục Quản lý Khám, chữa bệnh phối hợp với các Vụ, Cục liên quan, các nhà chuyên môn tiếp tục nghiên cứu, cập nhật, đề xuất ban hành các hướng dẫn chuyên môn và triển khai tập huấn để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho người bệnh. vi phạm.
Như vậy, đối với câu hỏi của bạn thì các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện khám bệnh, chữa bệnh cho người dân sau khi mắc COVID-19 khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh (người lớn và trẻ em) khi mắc và sau mắc COVID-19 theo đúng các hướng dẫn chuyên môn do Bộ Y tế đã ban hành; khám bệnh, chữa bệnh cho người có dấu hiệu, triệu chứng sau khi mắc COVID- 19 (sau đây gọi tắt là hậu COVID-19) nói riêng và khám bệnh, chữa bệnh nói chung; thực hiện công tác truyền thông, quảng cáo công tác khám bệnh, chữa bệnh, khám sau COVID-19 và tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại các khoa, phòng chuyên môn.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?