Khám sức khỏe cho người dưới 18 tuổi cần chuẩn bị những giấy tờ gì? Có được tự photo Giấy khám sức khỏe của người dưới 18 tuổi không?
Có được photo Giấy khám sức khỏe của người dưới 18 tuổi không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 14/2013/TT-BYT hướng dẫn khám sức khỏe:
Chi phí khám sức khỏe
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị KSK phải trả chi phí KSK cho cơ sở KSK theo mức giá dịch vụ KBCB đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc theo thỏa thuận giữa hai đơn vị, trừ các trường hợp được miễn hoặc giảm theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp người được KSK có yêu cầu cấp từ hai Giấy KSK trở lên thì phải nộp thêm phí cấp Giấy KSK theo quy định của pháp luật.
3. Việc thu, nộp, quản lý và sử dụng nguồn kinh phí từ hoạt động KSK được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 14/2013/TT-BYT về cấp giấy khám sức khỏe:
Cấp Giấy khám sức khỏe
1. Giấy KSK được cấp 01 (một) bản cho người được KSK. Trường hợp người được KSK có yêu cầu cấp nhiều Giấy KSK thì cơ sở KSK thực hiện như sau:
a) Tiến hành việc nhân bản (photocopy) Giấy KSK đã có chữ ký của người kết luận trước khi đóng dấu. Số lượng Giấy KSK được nhân bản theo yêu cầu của người được KSK;
b) Sau khi tiến hành việc nhân bản, thực hiện việc dán ảnh, đóng dấu giáp lai vào Giấy KSK bản photocopy và đóng dấu theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên, giấy khám sức khỏe sẽ do cơ sở khám sức khỏe cấp, trường hợp muốn được cấp từ 02 giấy khám sức khỏe trở lên thì phải nộp thêm phí để nhân bản và dán ảnh, đóng dấu giáp lai theo quy định chứ không được tự ý photo bởi bản photo đó sẽ không có giá trị sử dụng.
Do đó, khi bạn muốn khám sức khỏe cho con bạn thì chỉ cần đến cơ sở khám sức khỏe và nộp tiền thì sẽ được cấp giấy, không cần chuẩn bị trước.
Khám sức khỏe cho người dưới 18 tuổi cần chuẩn bị những giấy tờ gì? Có được tự photo Giấy khám sức khỏe của người dưới 18 tuổi không? (Hình từ Internet)
Giấy khám sức khỏe cho người dưới 18 tuổi gồm những nội dung gì?
Đối với nội dung giấy khám sức khỏe cho người dưới 18 tuổi sẽ được chia theo hai trường hợp sau:
* Nội dung khám sức khỏe đối với người chưa đủ 18 (mười tám) tuổi nhưng không thuộc trường hợp KSK định kỳ:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 14/2013/TT-BYT người dưới 18 tuổi sẽ khám theo nội dung ghi trong Giấy KSK quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 14/2013/TT-BYT:
- Thông tin người khám sức khỏe: Họ tên, giới tính, CMND/Hộ chiếu (nếu có), Họ tên bố mẹ hoặc người giám hộ, chỗ ở hiện tại và lý do khám sức khỏe;
- Tiền sử bệnh tật: Giấy khám sức khỏe sẽ hỏi các thông tin về tiền sử gia đình và tiền sử bản thân của người người khám sức khỏe dưới 18 tuổi.
- Nội dung khám sức khỏe (03 nội dung):
+ Khám thể lực: Đo cân nặng, chiều cao, chỉ số BMI và huyết áp;
+ Khám lâm sàng: Nhi khoa (Tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, thận - tiết niệu, thần kinh - tâm thần, khám lâm sàng khác), Mắt, Tai - Mũi - Họng, Răng - Hàm - Mặt.
+ Khám cận lâm sàng: Xét nghiệm huyết học/sinh hóa/Xquang và các xét nghiệm khác khi có chỉ định của bác sỹ.
* Nội dung khám sức khỏe đối người chưa đủ 18 (mười tám) tuổi thuộc trường hợp khám sức khỏe định kỳ:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 14/2013/TT-BYT người dưới 18 tuổi sẽ khám theo nội dung ghi trong Sổ KSK định kỳ quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 14/2013/TT-BYT.
Như vậy, trong trường hợp con bạn đi khám sức khỏe nhưng không thuộc trường hợp khám sức khỏe định kỳ sẽ được khám đầy đủ các nội dung quy định trong giấy khám sức khỏe quy định tại Phụ lục 2 đã nêu ở trên.
Khám sức khỏe cho người dưới 18 tuổi cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 14/2013/TT-BYT quy định về hồ sơ khám sức khỏe như sau:
- Hồ sơ KSK của người chưa đủ 18 (mười tám) tuổi là Giấy KSK theo mẫu quy định, có dán ảnh chân dung cỡ 04cm x 06cm, được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 (sáu) tháng tính đến ngày nộp hồ sơ KSK.
- Đối với người mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự đề nghị KSK nhưng không thuộc trường hợp KSK định kỳ, hồ sơ KSK bao gồm: Giấy KSK theo quy định và văn bản đồng ý của cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của người đó.
- Đối với người được KSK định kỳ, hồ sơ KSK bao gồm:
+ Sổ KSK định kỳ theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này;
+ Giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc đối với trường hợp KSK định kỳ đơn lẻ hoặc có tên trong danh sách KSK định kỳ do cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc xác nhận để thực hiện KSK định kỳ theo hợp đồng.
Như vậy, trong trường hợp của bạn, hồ sơ khám sức khỏe cho con bạn dưới 18 tuổi sẽ gồm giấy khám sức khỏe theo mẫu (được cấp tại cơ quan khám sức khỏe) và mang theo ảnh 04cm x 06cm theo quy định trên để dán vào giấy khám sức khỏe.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền gì?
- Chủ đầu tư được tự thực hiện việc thiết kế xây dựng trong trường hợp nào theo quy định pháp luật?
- Mẫu giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng theo Hướng dẫn 05? Tải về và hướng dẫn cách ghi?
- Bài phát biểu chúc Tết Nguyên Đán 2025 ngắn gọn? Bài phát biểu chúc Tết của lãnh đạo 2025? Doanh nghiệp Thưởng Tết có bắt buộc không?
- Danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự vệ gồm những danh hiệu nào? Xét tặng danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự như thế nào?