Khám nghĩa vụ quân sự 2023 có mấy vòng? Khám nghĩa vụ quân sự đối với vùng kín được thực hiện như thế nào?
Khám nghĩa vụ quân sự 2023 có mấy vòng?
Căn cứ Điều 5 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP và Điều 6 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP thì Khám nghĩa vụ quân sự 2023 sẽ trải qua 2 vòng:
Vòng 1: Khám sơ tuyển tại Trạm y tế xã
- Về Quy trình sơ tuyển:
+ Căn cứ vào kế hoạch tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ của Hội đồng nghĩa vụ quân sự địa phương, lập danh sách các đối tượng là công dân thuộc diện gọi khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự trên địa bàn được giao quản lý;
+ Tổ chức sơ tuyển sức khỏe
+ Hoàn chỉnh và xác nhận tiền sử bệnh tật bản thân và thông tin của công dân được gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự
+ Lập danh sách những công dân mắc các bệnh
+ Tổng hợp, thống kê, báo cáo kết quả sơ tuyển sức khỏe
- Nội dung sơ tuyển sức khỏe:
+ Phát hiện những trường hợp không đủ sức khỏe về thể lực, dị tật, dị dạng và những bệnh lý thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự;
+ Khai thác tiền sử bệnh tật bản thân và gia đình.
Vòng 2: Khám sức khỏe chi tiết tại Trung tâm y tế huyện
- Nội dung khám sức khỏe;
+ Khám về thể lực; khám lâm sàng các chuyên khoa theo các chỉ tiêu quy định tại Mục II, Mẫu 2 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP; trong quá trình khám, trường hợp công dân được khám có một trong các chuyên khoa xếp điểm 5 hoặc điểm 6 thì người khám chuyên khoa đó có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe xem xét, quyết định việc có tiếp tục khám các chuyên khoa khác;
+ Trường hợp cần xét nghiệm cận lâm sàng phục vụ cho kết luận sức khỏe theo yêu cầu của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, bao gồm cả xét nghiệm phát hiện ma túy;
+ Phân loại sức khỏe theo các quy định tại Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP.
Khám nghĩa vụ quân sự 2023 có mấy vòng? Khám nghĩa vụ quân sự đối với vùng kín được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Khám nghĩa vụ quân sự đối với vùng kín được thực hiện như thế nào?
Tại vòng 2 khám nghĩa vụ quân sự chi tiết tại Trung tâm y tế huyện, công dân sẽ được thực hiện khám chi tiết về thể lực; mạch, huyết áp; thị lực; thính lực, tai, mũi, họng; răng - hàm - mặt; nội và tâm thần kinh; ngoại khoa, da liễu, xét nghiệm.
Trong đó, công dân sẽ được khám ngoại khoa theo quy định tại tiểu mục 8 Mục III Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP như sau khi thực hiện khám Trĩ.
- Cách khám: Khám từng người một ở nơi đủ ánh sáng, người được khám chổng mông, tự banh rộng hậu môn và rặn mạnh.
- Phân loại: Lấy đường lược của hậu môn làm chuẩn (cơ thắt hậu môn):
+ Nếu búi trĩ ở trong cơ thắt là trĩ nội.
+ Nếu búi trĩ ở ngoài cơ thắt là trĩ ngoại.
+ Nếu búi trĩ ở đường lược là trĩ hỗn hợp.
- Triệu chứng: ỉa ra máu tươi (có thể rỏ từng giọt sau khi đại tiện chùi mới thấy máu tươi):
+ Trĩ lòi ra ngoài tự co được hay không tự co được (phải đẩy lên).
+ Búi trĩ loét rớm máu.
+ Đã có tắc tĩnh mạch trĩ.
Ngoài ra đối với công dân nữ, việc khám phụ khoa cũng sẽ được thực hiện tại vòng 2 theo quy định tiểu mục 9 Mục IV Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, cụ thể như sau:
- Phòng khám phải kín đáo, nghiêm túc.
- Khi khám phụ khoa cố gắng bố trí cán bộ chuyên môn là nữ. Đối với nữ thanh niên, màng trinh chưa rách thì chỉ khám nắn bụng, không khám mỏ vịt, không thăm âm đạo, chỉ khám qua hậu môn những trường hợp cần thiết. Đối với người màng trinh đã rách cũ, khi có nghi ngờ bệnh phụ khoa thì khám bằng dụng cụ qua âm đạo để xác định chẩn đoán.
- Nếu không có cán bộ chuyên khoa phụ sản thì chỉ định bác sĩ ngoại khoa thay thế, nhưng phải có nhân viên nữ tham dự. Không sử dụng y sĩ để khám, phân loại bệnh tật.
- Kết quả khám sản phụ khoa được ghi vào phần khám ngoại khoa, da liễu.
Tiêu chuẩn sức khỏe nghĩa vụ quân sự 2023 được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP có quy định như sau:
Tiêu chuẩn tuyển quân
...
3. Tiêu chuẩn sức khỏe:
a) Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.
b) Đối với các cơ quan, đơn vị, vị trí quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này, thực hiện tuyển chọn bảo đảm tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.
c) Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS.
Theo đó, sẽ tiến hành tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 đi nghĩa vụ. Tuy nhiên không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt, nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?