Khai thuế giá trị gia tăng đối với hệ thống điện mặt trời mái nhà khác tỉnh với nơi đóng trụ sở chính như thế nào?
Khai thuế giá trị gia tăng đối với hệ thống điện mặt trời mái nhà khác tỉnh với nơi đóng trụ sở chính như thế nào?
Căn cứ vào Công văn 4185/TCT-KK năm 2022 của Tổng cục thuế đã có nội dung hướng dẫn về việc khai thuế giá trị gia tăng đối với hệ thống điện mặt trời mái nhà khác tỉnh với nơi đóng trụ sở chính như sau:
Trường hợp người nộp thuế có hoạt động sản xuất điện mặt trời tại địa bàn cấp tỉnh khác với nơi người nộp thuế đóng trụ sở chính thì:
- Trường hợp hoạt động sản xuất điện mặt trời đáp ứng điều kiện là nhà máy sản xuất điện theo quy định của pháp luật điện lực thì người nộp thuế khai thuế giá trị gia tăng riêng cho cơ quan thuế nơi có nhà máy sản xuất điện theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP.
- Trường hợp hoạt động sản xuất điện mặt trời không đáp ứng điều kiện là nhà máy sản xuất điện theo quy định của pháp luật điện lực và người nộp thuế thực hiện hạch toán tập trung tại trụ sở chính thì người nộp thuế thực hiện khai thuế giá trị gia tăng tập trung cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của cơ sở sản xuất và nộp hồ sơ khai thuế, phụ lục bảng phân bổ thuế giá trị gia tăng phải nộp cho địa phương nơi được hưởng nguồn thu cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp; nộp số tiền thuế phân bổ cho từng tỉnh nơi có cơ sở sản xuất theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP và điểm d khoản 1, điểm d khoản 2, điểm d khoản 3 Điều 13 Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính.
Theo đó, nếu như hoạt động sản xuất điện mặt trời của nhà máy đáp ứng điều kiện là nhà máy sản xuất điện theo quy định thì sẽ tiến hành khai thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế nơi đặt nhà máy sản xuất điện.
Nếu như hoạt động sản xuất điện mặt trời không đáp ứng điều kiện là nhà máy sản xuất điện và người nộp thuế thực hiện hạch toán tập trung tại trụ sở chính thì khai thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế tại nơi được hưởng nguồn thu, tiền thuế sẽ nộp cho từng tỉnh nơi có cơ sở sản xuất điện mặt trời.
Khai thuế giá trị gia tăng đối với hệ thống điện mặt trời mái nhà khác tỉnh với nơi đóng trụ sở chính như thế nào?
Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là gì?
Theo Điều 6 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định như sau:
Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là giá tính thuế và thuế suất.
Theo đó, công thức tính thuế giá trị gia tăng sẽ được thực hiện như sau:
Thuế giá trị gia tăng = giá tính thuế giá trị gia tăng x thuế suất thuế giá trị gia tăng
Đồng thời, Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về giá tính thuế giá trị gia tăng như sau:
Giá tính thuế
1. Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa có thuế GTGT. Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế GTGT.
Đối với hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng; đối với hàng hóa vừa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, vừa chịu thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng.
2. Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng (+) với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), cộng (+) với thuế bảo vệ môi trường (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu.
Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế GTGT là giá nhập khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu xác định theo mức thuế phải nộp sau khi đã được miễn, giảm.
3. Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ (kể cả mua ngoài hoặc do cơ sở kinh doanh tự sản xuất) dùng để trao đổi, biếu, tặng, cho, trả thay lương, là giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.
…
4. Giá tính thuế đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nội bộ.
Hàng hóa luân chuyển nội bộ như hàng hóa được xuất để chuyển kho nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm, để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc hàng hóa, dịch vụ do cơ sở kinh doanh xuất hoặc cung ứng sử dụng phục vụ hoạt động kinh doanh thì không phải tính, nộp thuế GTGT.
…
21. Đối với trường hợp mua dịch vụ quy định tại khoản 5 Điều 3 Thông tư này, giá tính thuế là giá thanh toán ghi trong hợp đồng mua dịch vụ chưa có thuế giá trị gia tăng.
22. Giá tính thuế đối với các loại hàng hóa, dịch vụ quy định từ khoản 1 đến khoản 21 Điều này bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh được hưởng.
…
Theo đó, căn cứ vào từng trường hợp để xác định giá tính thuế giá trị gia tăng theo quy định nêu trên.
Đối tượng nào phải chịu thuế giá trị gia tăng?
Căn cứ vào Điều 2 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định như sau:
Đối tượng chịu thuế
Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này.
Theo đó, những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trong nước trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC sẽ phải chịu thuế giá trị gia tăng.
Tải về các quy định hiện hành liên quan đến thuế giá trị gia tăng Tải
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?