Khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông đường bộ đặc biệt nghiêm trọng ngày 14/02/2023 tại tỉnh Quảng Nam như thế nào?
Hậu quả vụ tai nạn giao thông đường bộ ngày 14 tháng 02 năm 2023 tại tỉnh Quảng Nam như thế nào?
Căn cứ tại Công điện 43/CĐ-TTg năm 2023 cho biết như sau:
Theo báo cáo nhanh từ Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, vào lúc 04 giờ 00 phút ngày 14 tháng 02 năm 2023, tại tuyến đường ĐT606 huyện Tam Hiệp, tỉnh Quảng Nam đã xảy ra vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng giữa xe ô tô chở khách mang biển kiểm soát 76B-00660 và xe đầu kéo mang biển kiểm soát 92H-00433, 92R-00469; hậu quả vụ tai nạn làm chết 08 người, bị thương nhiều người. Ngay sau khi nhận được thông tin về vụ tai nạn, Thủ tướng Chính phủ đã gửi lời chia buồn tới gia đình các nạn nhân tử vong, động viên, thăm hỏi các nạn nhân bị thương, phân công đồng chí lãnh đạo Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia trực tiếp đến hiện trường vụ tai nạn, phối hợp với Ủy ban nhân dân Quảng Nam chỉ đạo giải quyết, khắc phục hậu quả, thăm hỏi, hỗ trợ động viên nạn nhân và gia đình nạn nhân trong vụ tai nạn.
...
Như vậy theo thông tin trên hậu vụ tai nạn giao thông đường bộ ngày 14 tháng 02 năm 2023 tại tỉnh Quảng Nam là chết 08 người, bị thương nhiều người.
Khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông đường bộ đặc biệt nghiêm trọng ngày 14/02/2023 tại tỉnh Quảng Nam như thế nào? (Hình từ Internet)
Khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông đường bộ đặc biệt nghiêm trọng tại tỉnh Quảng Nam như thế nào?
Căn cứ tại Công điện 43/CĐ-TTg năm 2023 hướng dẫn khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông đường bộ đặc biệt nghiêm trọng tại tỉnh Quảng Nam như sau:
- Đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng ban An toàn giao thông tỉnh Quảng Nam chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng của Tỉnh:
+ Huy động mọi phương tiện, nhân lực để tìm kiếm, cứu nạn người và phương tiện trong vụ tai nạn; bố trí điều kiện tốt nhất về y tế để cứu chữa những nạn nhân bị thương; tổ chức thăm hỏi, hỗ trợ động viên gia đình các nạn nhân tử vong và các nạn nhân bị thương trong vụ tai nạn.
+ Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật trật tự, an toàn giao thông; khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm gây ra vụ tai nạn.
- Bộ Công an chỉ đạo Công an tỉnh Quảng Nam khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân; chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương siết chặt kiểm soát và xử lý nghiêm đối với hành vi chở quá số người quy định, kể cả xử lý trách nhiệm của chủ phương tiện, doanh nghiệp vận tải khi để xảy ra vi phạm, không để xảy ra các sự việc tương tự.
- Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Nam và các Sở Giao thông vận tải địa phương kiểm tra toàn diện về việc chấp hành các quy định kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải trên đường bộ, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật nếu phát hiện vi phạm; đặc biệt xem xét trách nhiệm của chủ doanh nghiệp (chủ phương tiện) gây tai nạn nêu trên.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo siết chặt công tác quản lý kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải đường bộ trên địa bàn; tăng cường kiểm tra việc thực hiện quy định về điều kiện kinh doanh vận tải đối với đơn vị kinh doanh vận tải, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm.
- Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia nghiên cứu phân tích, đánh giá nguyên nhân xảy ra các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng trong thời gian qua; làm rõ trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong các vụ tai nạn, đề xuất giải pháp xử lý, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ như sau:
- Hoạt động giao thông đường bộ phải bảo đảm thông suốt, trật tự, an toàn, hiệu quả; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.
- Phát triển giao thông đường bộ theo quy hoạch, từng bước hiện đại và đồng bộ; gắn kết phương thức vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác.
- Quản lý hoạt động giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn cụ thể, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp.
- Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Người tham gia giao thông phải có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn của phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
- Mọi hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?