Kể từ ngày ký ban hành kết luận thanh tra thì trong thời hạn bao lâu phải công khai kết luận thanh tra?
Có bao nhiêu cơ quan thực hiện chức năng thanh tra hành chính?
Căn cứ tại Điều 9 Luật Thanh tra 2022 quy định như sau:
Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra
1. Cơ quan thanh tra theo cấp hành chính bao gồm:
a) Thanh tra Chính phủ;
b) Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Thanh tra tỉnh);
c) Thanh tra quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Thanh tra huyện);
d) Cơ quan thanh tra tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quy định.
2. Cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực bao gồm:
a) Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi chung là Thanh tra Bộ);
b) Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ và tương đương (sau đây gọi chung là Thanh tra Tổng cục, Cục);
c) Thanh tra sở.
3. Cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ.
4. Cơ quan thanh tra trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cơ quan cơ yếu Chính phủ.
5. Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
Theo đó, các cơ quan thanh tra được chia thành 02 nhóm như sau:
- Cơ quan thanh tra hành chính;
- Cơ quan thanh tra chuyên ngành.
Trong đó, hoạt động thanh tra hành chính được tiến hành bởi các cơ quan sau:
- Thanh tra Chính phủ;
- Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Thanh tra tỉnh);
- Thanh tra quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Thanh tra huyện);
- Cơ quan thanh tra tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quy định.
Kể từ ngày ký ban hành kết luận thanh tra thì trong thời hạn bao lâu phải công khai kết luận thanh tra? (Hình từ Internet)
Quá trình kết thúc cuộc thanh tra hành chính bao gồm những bước nào?
Theo khoản 3 Điều 49 Luật Thanh tra 2022, các bước trong quá trình kết thúc cuộc thanh tra được quy định như sau:
Trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra hành chính
...
3. Kết thúc cuộc thanh tra, bao gồm các bước sau đây:
a) Báo cáo kết quả thanh tra;
b) Xây dựng dự thảo kết luận thanh tra;
c) Thẩm định dự thảo kết luận thanh tra;
d) Ban hành kết luận thanh tra;
đ) Công khai kết luận thanh tra.
Như vậy, quá trình kết thúc một cuộc thanh tra hành chính sẽ được thực hiện theo 05 bước nêu trên.
Công khai kết luận thanh tra bao gồm những hình thức nào?
Căn cứ vào điểm đ khoản 3 Điều 49 Luật Thanh tra 2022 thì công khai kết luận thanh tra là một trong những nội dung trong quá trình kết thúc cuộc thanh tra.
Theo nội dung tại khoản 3 Điều 79 Luật Thanh tra 2022, các hình thức công khai kết luận thanh tra bao gồm:
- Đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan thanh tra hoặc cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp;
- Tổ chức họp báo:
- Tổ chức cuộc họp công bố kết luận thanh tra với thành phần bao gồm:
+ Người ra quyết định thanh tra;
+ Đoàn thanh tra;
+ Đối tượng thanh tra;
+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Thông báo trên ít nhất một phương tiện thông tin đại chúng:
+ Thông báo trên một phương tiện thông tin đại chúng ở trung ương: Đối với cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ, Thanh tra Tổng cục, Cục tiến hành;
+ Thông báo trên một phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương: Đối với cuộc thanh tra do Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở, Thanh tra huyện tiến hành.
- Niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra.
Như vậy, việc công khai kết luận thanh tra khi kết thúc thanh tra được thực hiện theo 05 hình thức nêu trên.
Kết luận thanh tra phải được công khai trong bao lâu kể từ ngày ký ban hành kết luận thanh tra?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 79 Luật Thanh tra 2022, thời gian công khai kết luận thanh tra được quy định như sau:
Công khai kết luận thanh tra
1. Chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày ký ban hành kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm công khai kết luận thanh tra theo hình thức quy định tại điểm a khoản 3 Điều này và một trong các hình thức quy định tại các điểm b, c và d khoản 3 Điều này.
Như vậy, thời gian công khai kết luận thanh tra kể từ ngày ký ban hành kết luận thanh tra là 10 ngày.
Người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan thanh tra hoặc cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp đồng thời thực hiện 01 trong những hình thức sau:
- Tổ chức cuộc họp công bố kết luận thanh tra với thành phần bao gồm người ra quyết định thanh tra, Đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc tổ chức họp báo;
- Thông báo trên ít nhất một phương tiện thông tin đại chúng;
- Niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra.
Luật Thanh tra 2022 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/07/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy hoạch làm căn cứ để lập dự án đầu tư xây dựng là cơ sở xem xét cấp giấy phép xây dựng gồm những loại quy hoạch nào?
- Bảng tiêu chí và điểm xếp hạng đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực quan hệ lao động theo Thông tư 11?
- Mẫu danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mới nhất là mẫu nào?
- Lỗi phạt nguội bao lâu thì lên hệ thống 2025? Cách check Biển số xe bị phạt nguội trên csgt vn?
- Cán bộ, công chức, viên chức tinh giản biên chế theo Nghị định 29 được hưởng chế độ chính sách tại Nghị định 178 khi nào?