Kế hoạch thực hiện quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 như thế nào?
Kế hoạch thực hiện quy hoạch dự án sử dụng vốn đầu tư công, nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công như thế nào?
Căn cứ theo Mục II Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 81/2023/QH15 ban hành kèm theo Nghị quyết 90/NQ-CP năm 2023 quy định kế hoạch thực hiện quy hoạch như sau:
- Dự án sử dụng vốn đầu tư công:
+ Giai đoạn 2021 - 2025:
++ Thực hiện theo Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025;
++ Tập trung triển khai các dự án hạ tầng kỹ thuật quy mô lớn mang tính liên vùng, liên tỉnh và kết nối các vùng động lực quốc gia, các hành lang kinh tế.
+ Giai đoạn 2026 - 2030:
++ Nghiên cứu xây dựng các dự án đầu tư phù hợp với mục tiêu, định hướng tại Nghị quyết 81/2023/QH15 được cụ thể hóa tại Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030 và triển khai thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
+ Danh mục các dự án : Được thể hiện tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị quyết 90/NQ-CP năm 2023.
- Dự án sử dụng nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công:
- Thực hiện theo Quyết định 1831/QĐ-TTg năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành danh mục quốc gia các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021 - 2025, đồng thời thu hút các dự án phát triển sản xuất kinh doanh phù hợp với mục tiêu, định hướng tại Nghị quyết 81/2023/QH15 của Quốc hội (được thể hiện tại Phụ lục III).
Kế hoạch thực hiện quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 như thế nào? (Hình ảnh từ internet)
Kế hoạch thực hiện quy hoạch sử dụng đất được quy định như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục II Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 81/2023/QH15 ban hành kèm theo Nghị quyết 90/NQ-CP năm 2023 quy định kế hoạch thực hiện quy hoạch như sau:
- Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 - 2025: Thực hiện theo Nghị quyết 39/2021/QH15 của Quốc hội về Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quyết định 326/QĐ-TTg năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phân bổ chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 - 2025.
- Xây dựng kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2026 - 2030 theo quy định của pháp luật về đất đai trên cơ sở nhu cầu cho phát triển, bảo đảm khả thi, hiệu quả, bền vững, và phù hợp với các định hướng sử dụng đất quốc gia xác định tại Nghị quyết 81/2023/QH15 của Quốc hội, cụ thể như sau:
+ Bố trí quỹ đất đáp ứng yêu cầu phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, bảo đảm kết nối không gian phát triển liên ngành, liên vùng, các hành lang kinh tế và các vùng động lực phát triển của quốc gia, tạo bước đột phá nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, nhất là về giao thông, năng lượng và hạ tầng số, tăng cường kết nối với khu vực và thế giới.
Ưu tiên quỹ đất đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về giáo dục, y tế, xã hội, văn hóa, thể dục, thể thao, nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp.
+ Quản lý diện tích đất trồng lúa 3,5 triệu ha. Trong phạm vi diện tích phủ hợp, cho phép linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa nhưng không làm thay đổi tính chất, điều kiện sử dụng đất trồng lúa để có thể chuyển đổi trở lại trồng lúa khi cần thiết.
Kiểm soát chặt chẽ việc chuyển đổi đất trồng lúa, nhất là đất chuyên trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp, đi đối với việc bảo đảm lợi ích của người trồng lúa và địa phương trồng lúa.
+ Quản lý chặt chẽ đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, bảo vệ diện tích và phục hồi rừng tự nhiên gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái. Phát triển và nâng cao chất lượng rừng trồng.
+ Mở rộng diện tích đất khu công nghiệp, tập trung tại các vùng động lực, gắn kết với các hành lang kinh tế, các trung tâm logistics, các đầu mối vận tải (ga đường sắt, cảng biển, cảng hàng không...) để giảm chi phí sản xuất. Tiếp tục mở rộng đất đô thị gắn với quá trình đô thị hóa.
+ Bảo đảm quỹ đất cho mục đích quốc phòng, an ninh.
Kế hoạch sử dụng nguồn lực để thực hiện quy hoạch được triển khai như thế nào?
Căn cứ tại Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 81/2023/QH15 ban hành kèm theo Nghị quyết 90/NQ-CP năm 2023 quy định kế hoạch thực hiện như sau:
- Về phát triển nguồn nhân lực:
+ Phát triển nguồn nhân lực bền vững, bảo đảm cân đối tổng thể, hài hòa với định hướng phân bố dân cư. Xây dựng chính sách, giải pháp đột phá về nguồn nhân lực để tăng nhanh tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; huy động nguồn lực trong nước và quốc tế trong đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực.
+Thu hút và sử dụng hiệu quả trí tuệ, nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài. Đổi mới chính sách thu hút nhân lực, đặc biệt là cán bộ khoa học kỹ thuật ở nước ngoài về công tác lâu dài tại Việt Nam, cán bộ khoa học kỹ thuật làm việc lâu dài tại các vùng khó khăn và phát triển nguồn nhân lực tại chỗ ở các vùng khó khăn, nhất là ở vùng đồng bảo dân tộc thiểu số và miền núi, vùng biên giới.
- Bên cạnh đó, tại Nghị quyết 90/NQ-CP năm 2023 cũng triển khai một số nội dung về bảo đảm nguồn lực tài chính như sau
+ Tiếp tục cơ cấu lại ngân sách nhà nước, bảo đảm tỷ lệ hợp lý giữa chỉ thường xuyên và chi đầu tư phát triển theo hướng tăng dần cho chi đầu tư phát triển. Cơ cấu lại chỉ đầu tư công theo hướng trọng tâm, trọng điểm và không dàn trải, nâng cao hiệu quả, hiệu lực phân bố, giải ngân vốn đầu tư công.
+ Đẩy nhanh thoái vốn nhà nước, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước không thuộc danh mục mà Nhà nước cần nắm giữ, thực hiện giao, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước, tạo dư địa cho huy động nguồn lực ngoài nhà nước đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
Giải quyết dứt điểm tình trạng đầu tư dàn trải, ngoài ngành, lĩnh vực kinh doanh chính thông qua việc thoái vốn, bảo đảm các doanh nghiệp nhà nước tập trung vào ngành, lĩnh vực kinh doanh chính.
+ Hoàn thiện khung khổ luật pháp, chính sách phát triển các loại thị trưởng vốn, nhất là thị trường chứng khoán, thị trường vốn đầu tư mạo hiểm nhằm huy động nguồn vốn trung và dài hạn cho đầu tư, thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?