Kế hoạch thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của Bộ Tư pháp năm 2022: Mục đích, yêu cầu là gì? Các nhiệm vụ nào được đặt ra?

Tôi muốn được biết Quyết định 298/QĐ-BTP về Kế hoạch thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của Bộ Tư pháp năm 2022 ban hành ngày 28/02/2022 đã đề ra mục đích, yêu cầu và các nhiệm vụ thực hiện cụ thể như thế nào?

Mục đích của việc thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của Bộ Tư pháp năm 2022 là gì?

Theo hướng dẫn tại tiểu mục 1 mục I Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 298/QĐ-BTP năm 2022 về mục đích của việc thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của Bộ Tư pháp năm 2022 như sau:

"I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Thực hiện đầy đủ, toàn diện, có hiệu quả các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ (sau đây gọi là QCDC) tại cơ quan Bộ Tư pháp.
- Phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động gắn với tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính và nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị thuộc Bộ trong việc thực hiện QCDC trong hoạt động của Bộ Tư pháp.
- Phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện và chống các hành vi tham nhũng, lãng phí, quan liêu, phiền hà, sách nhiễu nhân dân."

Kế hoạch thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của Bộ Tư pháp năm 2022: Mục đích, yêu cầu là gì? Các nhiệm vụ nào được đặt ra?

Kế hoạch thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của Bộ Tư pháp năm 2022: Mục đích, yêu cầu là gì? Các nhiệm vụ nào được đặt ra?

Yêu cầu đối với việc thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của Bộ Tư pháp năm 2022 như thế nào?

Theo hướng dẫn tại tiểu mục 2 mục I Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 298/QĐ-BTP năm 2022 về yêu cầu của việc thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của Bộ Tư pháp năm 2022 như sau:

"I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
...
2. Yêu cầu
- Bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của Ban cán sự đảng, Đảng ủy, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, đồng thời phát huy vai trò của các tổ chức tổ chức chính trị - xã hội và của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động các cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan Bộ Tư pháp.
- Bám sát các nhiệm vụ công tác năm 2022 của Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện QCDC ở cơ sở để cụ thể hóa thành các nhiệm vụ phù hợp với tình hình thực tế công tác của Bộ Tư pháp trong điều kiện tiếp tục thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa tập trung chỉ đạo đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội."

Kế hoạch thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của Bộ Tư pháp năm 2022 đề ra những nhiệm vụ gì?

Theo hướng dẫn tại mục II Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 298/QĐ-BTP năm 2022 đề ra 5 nhiệm vụ thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của Bộ Tư pháp năm 2022 như sau:

(1) Tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị, nhất là người đứng đầu, cán bộ, đảng viên Bộ Tư pháp về dân chủ và thực hành dân chủ

Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện nghiêm túc các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là thể chế hóa những định hướng chính sách lớn, then chốt trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng, các kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; các quy định về thực hiện quy chế dân chủ, trọng tâm là Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XIII); Kết luận số 120-KL/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) gắn với triển khai thực hiện các văn bản về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; các quy định về nêu gương của cán bộ, đảng viên và các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, các sự kiện trọng đại của đất nước; việc triển khai thực hiện Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Quyết định số 99-QĐ/TW ngày 03/10/2017 của Ban Bí thư ban hành Hướng dẫn khung để các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương tiếp tục phát huy vai trò của nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ; Quy định số 124-QĐ/TW ngày 02/02/2018 của Ban Bí thư Quy định về giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên…

Vận động toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hưởng ứng, tích cực thực hiện các phong trào thi đua theo đợt, theo chuyên đề do Bộ Tư pháp phát động.

(2) Thực hiện nghiêm các quy định về dân chủ ở cơ sở; thường xuyên rà soát, cập nhật, hoàn thiện các quy chế nội bộ ở cơ quan Bộ Tư pháp

Nâng cao chất lượng thực hiện Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư số 01/2016/TT-BNV ngày 13/01/2016 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập và Quyết định số 92/QĐ-BTP ngày 19/01/2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tư pháp bảo đảm thực chất, hiệu quả, trong đó tập trung:

- Thường xuyên rà soát, hoàn thiện thể chế nội bộ, gắn với triển khai Nghị định mới của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp (thay thế Nghị định số 96/2017/NĐ-CP), như: Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Bộ; quy chế làm việc của các đơn vị thuộc Bộ; quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị...

- Thực hiện dân chủ trong quản lý và điều hành hoạt động; trong quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; thông báo công khai để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động biết những việc được quy định tại Điều 7 Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia ý kiến, giám sát, kiểm tra các nội dung liên quan đến công tác của cơ quan theo quy định tại Mục 3, 4 Chương II Nghị định số 04/2015/NĐ-CP...

- Duy trì việc tổ chức các cuộc họp giao ban của Bộ: Giao ban Lãnh đạo Bộ, giao ban Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, giao ban cấp Vụ và các cuộc họp giao ban toàn thể công chức, viên chức, người lao động của các đơn vị thuộc Bộ theo Quy chế làm việc của Bộ Tư pháp, quy chế làm việc của các đơn vị, bảo đảm thiết thực, hiệu quả. Mời đại diện Ban Chấp hành Công đoàn Bộ tham dự các cuộc họp giao ban Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ.

- Nghiên cứu, giải quyết những kiến nghị của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đã được nêu tại Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Bộ Tư pháp năm 2021 và nhận được qua hòm thư góp ý của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tư pháp; qua ý kiến của công đoàn viên thuộc Công đoàn Bộ Tư pháp; tổ chức tốt Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Bộ Tư pháp và của các đơn vị thuộc Bộ năm 2022.

(3) Gắn việc thực hiện quy chế dân chủ với công tác xây dựng pháp luật; thực hiện cải cách hành chính, cải tiến lề lối làm việc, tác phong của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở cơ quan Bộ Tư pháp; đẩy mạnh hoạt động tiếp xúc, đối thoại trực tiếp, cung cấp thông tin, giải quyết khiếu nại, tố cáo

- Gắn việc thực hiện quy chế dân chủ và việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm bảo đảm quyền con người, quyền công dân và tăng cường dân chủ theo hướng lấy người dân là trung tâm.

- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, dịch vụ công trực tuyến, xây dựng Chính phủ điện tử; thực hiện hiệu quả Kế hoạch cải cách hành chính, Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ Tư pháp năm 2022.

- Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; nâng cao đạo đức công vụ, tinh thần trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương, ý thức phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ, xử lý nghiêm những cán bộ, công chức có hành vi cửa quyền, tham nhũng, lãng phí, gây phiền hà cho nhân dân. Tổ chức đánh giá định kỳ hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc cơ quan Bộ Tư pháp theo trình tự, thủ tục quy định.

- Tích cực, chủ động trong công tác thông tin truyền thông, minh bạch các thông tin về chính sách có liên quan trực tiếp đến người dân và doanh nghiệp. Tăng cường tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền với cán bộ, công chức và người dân. Lãnh đạo Bộ thực hiện tiếp công chức, viên chức, người lao động của Bộ theo quy định.

- Thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Tập trung đẩy mạnh việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, nhất là những vụ việc khiếu kiện phức tạp, đông người, kéo dài; thực hiện tốt công tác giải quyết, trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân.

(4) Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, ban thanh tra nhân dân trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở Bộ Tư pháp

Các tổ chức chính trị - xã hội của Bộ Tư pháp tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động; thực hiện tốt chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và người lao động. Tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; hiểu và thực hiện đúng các quyền và trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân.

Đẩy mạnh hoạt động giám sát, phản biện xã hội, nhất là những vấn đề có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và công dân; góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền theo Quyết định số 217-QĐ/TWQuyết định số 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị khóa XI gắn với triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII. Tiếp tục phối hợp với cơ quan, đơn vị thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Ban thanh tra nhân dân.

(5) Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của Bộ Tư pháp

Kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của Bộ Tư pháp; phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ đạo; tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động; tham mưu cho cấp ủy, lãnh đạo Bộ đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của Bộ Tư pháp.

Tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời chấn chỉnh sai phạm trong việc thực hiện quy chế dân chủ tại các đơn vị thuộc Bộ, chú trọng những đơn vị có nhiều hoạt động liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp; xử lý nghiêm những trường hợp lợi dụng dân chủ, vi phạm quyền làm chủ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và của nhân dân. Tổ chức sơ kết, tổng kết, biểu dương, nhân rộng các điển hình tiên tiến về thực hiện quy chế dân chủ; kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ quan Bộ Tư pháp.

Quy chế dân chủ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non khi thực hiện quy chế dân chủ trong quản lý hoạt động giáo dục
Pháp luật
Tổng hợp mẫu Báo cáo kết quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở? Thực hiện dân chủ ở cơ sở là gì?
Pháp luật
Đã có Quyết định 1659/2024 Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động Kiểm toán Nhà nước? Toàn văn Quyết định 1659/QĐ-KTNN?
Pháp luật
Mẫu biên bản kiểm tra việc thực hiện quy chế dân chủ trường học năm học 2024 2025 các cấp thế nào?
Pháp luật
Mẫu báo cáo thực hiện quy chế dân chủ trường học năm 2024 2025 các cấp? Báo cáo thực hiện quy chế dân chủ năm học 2024 2025?
Pháp luật
Mẫu quy chế dân chủ cơ sở trong trường học năm học 2024 2025 các cấp? Mẫu quy chế dân chủ trường học mới nhất 2024 2025?
Pháp luật
Mẫu quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2024 tại nơi làm việc theo Hướng dẫn 11/HD-TLĐ 2024 như thế nào?
Pháp luật
Khi xây dựng quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc thì người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của ai?
Pháp luật
Lãnh đạo cơ sở y tế có phải nắm chắc nhân thân của công chức viên chức không? Lãnh đạo cơ sở y tế có phải thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở không?
Pháp luật
Kế hoạch thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của Bộ Tư pháp năm 2022: Mục đích, yêu cầu là gì? Các nhiệm vụ nào được đặt ra?
Pháp luật
Công dân có được đề xuất nội dung để Nhân dân bàn và quyết định trong thực hiện dân chủ ở cấp xã hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quy chế dân chủ
2,563 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quy chế dân chủ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quy chế dân chủ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào