Kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo hình thức đàm phán giá thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm phải đáp ứng yêu cầu gì?
Kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo hình thức đàm phán giá thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm phải đáp ứng yêu cầu gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 05/2024/TT-BYT quy định ngoài việc tuân thủ các quy định tại Điều 39 của Luật Đấu thầu 2023, kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo hình thức đàm phán giá đối với thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm phải tuân thủ thêm các yêu cầu sau đây:
- Tên gói thầu: Gói thầu thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm áp dụng hình thức đàm phán giá có thể có một hoặc nhiều thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm; mỗi thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm là một phần của gói thầu. Trường hợp gói thầu được phân chia thành nhiều phần thì tên của mỗi phần phải phù hợp với thông tin của phần đó;
+ Các thông tin cụ thể đối với thuốc trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu như sau:
++ tên thuốc (đối với thuốc biệt dược gốc hoặc sinh phẩm tham chiếu), tên hoạt chất; nồng độ hoặc hàm lượng;
++ dạng bào chế;
++ đơn vị tính;
++ số lượng;
++ đơn giá và tổng giá trị của thuốc đó;
+ Các thông tin cụ thể đối với thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu như sau: tên thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm; chủng loại; đơn vị tính; số lượng: đơn giá và tổng giá trị của thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm đó.
- Giá gói thầu: Giá gói thầu thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 24/2024/NĐ-CP. Trường hợp gói thầu chia làm nhiều phần thì ngoài việc ghi tổng giá trị của gói thầu, mỗi phần đều phải ghi rõ đơn giá và tổng giá trị của phần đó.
+ Căn cứ xác định giá gói thầu thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 24/2024/NĐ-CP.
+ Đơn giá thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu do Đơn vị đàm phán giá đề xuất và chịu trách nhiệm về sự phù hợp của đơn giá thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm.
- Yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng đối với thuốc hoặc yêu cầu về cấu hình, tính năng kỹ thuật đối với thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm và yêu cầu về thời gian giao hàng, các điều kiện mua cụ thể của từng thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm thực hiện đàm phán giá;
- Phương thức lựa chọn nhà thầu: Áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ.
- Thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu: Đơn vị đàm phán giá xác định thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu trình người có thẩm quyền quyết định.
- Loại hợp đồng: Trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải xác định cụ thể loại hợp đồng theo quy định tại Điều 64 của Luật Đấu thầu 2023 để làm căn cứ lập hồ sơ yêu cầu; ký kết thỏa thuận khung hoặc ký hợp đồng trong trường hợp Đơn vị đàm phán giá trực tiếp mua thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm.
- Thời gian thực hiện thỏa thuận khung hoặc thời gian thực hiện gói thầu: Thời gian thực hiện thỏa thuận khung hoặc thời gian thực hiện gói thầu được quy định trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu do người có thẩm quyền phê duyệt nhưng tối đa không quá 36 tháng.
- Tùy chọn mua thêm (nếu có): Đơn vị đàm phán giá phải xác định cụ thể số lượng tùy chọn mua thêm theo quy định tại khoản 8 Điều 39 của Luật Đấu thầu 2023 làm căn cứ lập hồ sơ yêu cầu; ký kết thỏa thuận khung; ký kết hợp đồng.
Như vậy, kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo hình thức đàm phán giá đối với thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm phải tuân thủ các quy định Luật Đấu thầu 2023 và các yêu cầu đặc thù trên.
Kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo hình thức đàm phán giá thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm phải đáp ứng yêu cầu gì?
Thủ tục thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu thực hiện theo trình tự ra sao?
Căn cứ tại Điều 9 Thông tư 05/2024/TT-BYT quy định trình tự thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo hình thức đàm phán giá thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm thực hiện như sau:
Bước 1: Đơn vị đàm phán giá gửi hồ sơ trình phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đến Bộ Y tế (Vụ Kế hoạch - Tài chính) để chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
Bước 2: Trong thời gian 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, Bộ Y tế (Vụ Kế hoạch - Tài chính) có trách nhiệm xin ý kiến bằng văn bản Bảo hiểm xã hội Việt Nam về kế hoạch lựa chọn nhà thầu, trừ nội dung về nhu cầu mua sắm đã thống nhất theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 7 Thông tư 05/2024/TT-BYT;
Bước 3: Trong thời gian 10 ngày, kể từ ngày đơn vị chủ trì thẩm định có văn bản xin ý kiến, Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải có văn bản trả lời cụ thể về về kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Nếu quá thời hạn nêu trên mà Bảo hiểm xã hội Việt Nam không có văn bản trả lời hoặc có văn bản trả lời sau thời hạn nêu trên thì coi như Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã thống nhất với về kế hoạch lựa chọn nhà thầu do đơn vị chủ trì thẩm định tổng hợp, xin ý kiến.
+ Trường hợp Bảo hiểm xã hội Việt Nam có ý kiến không thống nhất đối với kế hoạch lựa chọn nhà thầu do Đơn vị chủ trì thẩm định xin ý kiến: Đơn vị chủ trì thẩm định phối hợp với Đơn vị đàm phán giá tiếp thu, giải trình ý kiến của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
+ Trường hợp có nội dung không thống nhất với ý kiến của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, đơn vị chủ trì thẩm định phải tổ chức họp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam để thống nhất. Khi tham dự họp, ý kiến của người được Bảo hiểm xã hội Việt Nam cử tham dự họp là ý kiến chính thức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Trường hợp tại cuộc họp ý kiến chưa thống nhất thì báo cáo Bộ Y tế xem xét, quyết định.
+ Trường hợp Bảo hiểm xã hội Việt Nam không cử người tham dự họp thì coi như Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã thống nhất với với kế hoạch lựa chọn nhà thầu do Đơn vị đàm phán giá đã hoàn thiện sau khi tiếp thu, giải trình ý kiến của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Bước 4: Bộ Y tế xem xét, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu trên cơ sở hồ sơ trình phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu của Đơn vị đàm phán giá, báo cáo thẩm định và đề nghị của đơn vị chủ trì thẩm định.
Như vậy, thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo hình thức đàm phán giá thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm thực hiện theo trình tự 4 bước trên.
Đơn vị đàm phán giá thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm có nhiệm vụ gì?
Theo Điều 3 Thông tư 05/2024/TT-BYT quy định hoạt động đàm phán giá thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm thuộc Danh mục được áp dụng hình thức đàm phán giá quy định tại Điều 2 Thông tư 05/2024/TT-BYT do đơn vị được Bộ Y tế giao nhiệm vụ thực hiện có nhiệm vụ như sau:
- Xây dựng, phê duyệt và thông báo kế hoạch tổ chức đàm phán giá;
- Xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm theo hình thức đàm phán giá;
- Xây dựng, thẩm định và phê duyệt hồ sơ yêu cầu;
- Tổ chức đánh giá hồ sơ đề xuất;
- Xây dựng và phê duyệt các phương án đàm phán giá;
- Thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả đàm phán giá;
- Ký thỏa thuận khung hoặc ký hợp đồng với nhà thầu trúng thầu;
- Tham gia giám sát, điều tiết việc cung cấp, sử dụng các thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm đã được lựa chọn nhà thầu theo hình thức đàm phán giá;
- Tham gia tất cả các bước của quy trình đàm phán giả và tổng hợp, cung cấp các thông tin liên quan trong quá trình thực hiện đàm phán giá;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác được Bộ trưởng Bộ Y tế giao
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?