Kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo xây dựng Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2030 như thế nào?
- Mục đích ban hành kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo xây dựng Chiến lược quốc gia phòng chống tham nhũng đến năm 2030 là gì?
- Ban Chỉ đạo xây dựng Chiến lược quốc gia phòng chống tham nhũng đến năm 2030 gồm những ai?
- Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo xây dựng Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2030 như thế nào?
Mục đích ban hành kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo xây dựng Chiến lược quốc gia phòng chống tham nhũng đến năm 2030 là gì?
Theo quy định tại Mục 1 Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 01/2023/QĐ-BCĐXDCLQG như sau:
1. Mục đích
Tổ chức các hoạt động nhằm chỉ đạo việc triển khai xây dựng và hoàn thành, trình Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng (PCTN) đến năm 2030.
2. Yêu cầu
Việc xây dựng Chiến lược phải bảo đảm khẩn trương, đáp ứng yêu cầu về nội dung theo Quyết định số 1521/QĐ-TTg ngày 09 tháng 12 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ; phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, kết quả tổng kết Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 và Kế hoạch thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng.
Theo đó, kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo xây dựng Chiến lược quốc gia phòng chống tham nhũng đến năm 2030 được ban hành nhằm mục đích tổ chức các hoạt động nhằm chỉ đạo việc triển khai xây dựng và hoàn thành, trình Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng (PCTN) đến năm 2030.
Kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo xây dựng Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2030?
Ban Chỉ đạo xây dựng Chiến lược quốc gia phòng chống tham nhũng đến năm 2030 gồm những ai?
Thành viên Ban Chỉ đạo xây dựng Chiến lược quốc gia phòng chống tham nhũng đến năm 2030 quy định tại Điều 1 Quyết định 1521/QĐ-TTg năm 2022 gồm:
- Ông Lê Minh Khái, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo.
- Ông Đoàn Hồng Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ, Phó Trưởng ban Thường trực.
- Ông Mai Văn Chính, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương, Phó Trưởng ban.
- Ông Nguyễn Thái Học, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban.
- Ông Vũ Khắc Hùng, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Phó Trưởng ban.
- Ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Phó Trưởng ban.
- Ông Nguyễn Trí Tuệ, Phó Chánh án Thường trực Tòa án nhân dân tối cao, Phó Trưởng ban.
- Ông Nguyễn Quang Dũng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Phó Trưởng ban.
- Ông Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Trưởng ban.
- Ông Phan Xuân Thủy, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, thành viên;
- Ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thành viên.
- Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước, thành viên.
- Ông Bùi Ngọc Lam, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ, thành viên.
- Ông Cao Huy, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, thành viên.
- Ông Trần Duy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thành viên.
- Ông Vũ Chiến Thắng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, thành viên.
- Bà Nguyễn Thị Phương Hoa, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, thành viên.
- Ông Phạm Đức Long, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, thành viên.
- Ông Phan Chí Hiếu, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, thành viên.
- Ông Nguyễn Đức Chi, Thứ trưởng Bộ Tài chính, thành viên.
Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo xây dựng Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2030 như thế nào?
Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo xây dựng Chiến lược quốc gia phòng chống tham nhũng đến năm 2030 được phân công tại Mục 3 Quyết định 01/QĐ-BCĐXDCLQG năm 2023 như sau:
(1) Đồng chí Lê Minh Khái - Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo:
Chỉ đạo, điều hành chung các hoạt động của Ban Chỉ đạo; chủ trì, kết luận các phiên họp của Ban Chỉ đạo; trình Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2030.
(2) Đồng chí Đoàn Hồng Phong - Tổng Thanh tra Chính phủ, Phó trưởng Ban thường trực:
Giúp Trưởng Ban Chỉ đạo chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo; đề xuất Trưởng Ban chỉ đạo tổ chức các cuộc họp Ban Chỉ đạo; chủ trì chỉ đạo Tổ công tác liên ngành xây dựng đề cương, dự thảo nội dung Chiến lược và chuẩn bị hồ sơ, thủ tục báo cáo Trưởng ban Chỉ đạo để trình Chính phủ ban hành Chiến lược.
(3) Các đồng chí Phó Trưởng ban Chỉ đạo:
Phối hợp với đồng chí Phó Trưởng ban Thường trực giúp Trưởng Ban Chỉ đạo chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo; tham gia chỉ đạo việc xây dựng đề cương, dự thảo nội dung Chiến lược và việc chuẩn bị hồ sơ trình Chính phủ ban hành Chiến lược.
(4) Đồng chí Bùi Ngọc Lam, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ, thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ trưởng Tổ công tác liên ngành:
Trực tiếp chỉ đạo, điều hành Tổ công tác liên ngành thực hiện việc xây dựng đề cương, dự thảo nội dung Chiến lược và chuẩn bị hồ sơ trình Chính phủ và thực hiện các nhiệm vụ khác theo Quyết định của Trưởng Ban Chỉ đạo về việc thành lập Tổ công tác liên ngành, giúp việc Ban Chỉ đạo xây dựng Chiến lược.
(5) Các đồng chí thành viên khác của Ban Chỉ đạo:
Tham gia chỉ đạo việc xây dựng đề cương, nội dung Chiến lược và việc chuẩn bị hồ sơ trình Chính phủ ban hành Chiến lược.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?