Kế hoạch chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm: Đặt mục tiêu đến năm 2030 thu nhập cư dân nông thôn cao hơn 2,5 đến 3 lần hiện nay?
- Đặt mục tiêu đến năm 2030 thu nhập cư dân nông thôn cao hơn 2,5 đến 3 lần hiện nay?
- Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững được thực hiện theo quan điểm chỉ đạo nào?
- Sẽ sử dụng vốn ngoài nước để triển khai các nhiệm vụ của Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch?
Đặt mục tiêu đến năm 2030 thu nhập cư dân nông thôn cao hơn 2,5 đến 3 lần hiện nay?
Ngày 28/03/2023 Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 300/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam đến năm 2030.
Về những mục tiêu được đề ra trong kế hoạch lần này, tại Mục II Điều 1 Quyết định 300/QĐ-TTg năm 2023 có nội dung cụ thể như sau:
(1) Mục tiêu chung
Chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm từ sản xuất, chế biến, phân phối đến tiêu dùng theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững, dựa trên lợi thế địa phương; đảm bảo vững chắc an ninh lương thực và dinh dưỡng quốc gia; nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống của người dân; phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Việt Nam và toàn cầu.
(2) Mục tiêu cụ thể đến năm 2030
- Thu nhập cư dân nông thôn cao hơn 2,5 đến 3 lần so với năm 2020.
- Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều ở nông thôn giảm bình quân 1 đến 1,5%/năm.
- Tỷ lệ hộ gia đình không đảm bảo an ninh lương thực thực phẩm mức độ nặng và vừa ở mức dưới 5%.
- Duy trì kim ngạch xuất khẩu lương thực thực phẩm trên 30 tỷ đô la Mỹ/năm.
- Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi ở mức dưới 15%. Tỷ lệ suy dinh dưỡng gầy còm trẻ em dưới 5 tuổi ở mức dưới 3%.
- Tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ em dưới 5 tuổi ở mức dưới 10%; trẻ 5 - 18 tuổi ở mức dưới 19%; người trưởng thành 19 - 64 tuổi ở mức dưới 20%.
- Tỷ lệ ngộ độc cấp tính được ghi nhận dưới 5 người/100.000 dân.
- Tỷ lệ diện tích được cấp mã số vùng trồng, vùng nuôi chiếm trên 10% diện tích đất sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Số vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật được đăng ký chứng nhận tăng 5%/năm.
- Tỷ lệ giá trị sản phẩm được sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt hoặc tương đương ở mức trên 30%.
- Diện tích đất nông nghiệp sản xuất hữu cơ đạt tối thiểu 2,5% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp.
- Lượng phân bón hữu cơ chiếm trên 30% lượng phân bón cung ứng trên thị trường. Lượng phân bón hữu cơ sử dụng trong sản xuất nông nghiệp tăng trên 2 lần so với năm 2020.
- Trên 30% tổng diện tích cây trồng cạn có tưới được áp dụng phương pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.
- Tổn thất sau thu hoạch các nông lâm thủy sản chủ lực giảm 0,5% đến 1,0%/năm.
- Tỷ lệ giá trị nông sản chế biến trong tổng giá trị sản xuất và chế biến nông lâm thủy sản ở mức trên 50%.
- Trên 50% doanh nghiệp tham gia chuỗi giá trị nông lâm thủy sản được kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia.
- Phát thải khí nhà kính từ hệ thống lương thực thực phẩm giảm 10% so với năm 2020.
Như vậy, có thể thấy những mục tiêu được Thủ tướng nêu ra có đề cập đến mục tiêu tăng thu nhập của cư dân nông thôn. Theo đó, Thủ tướng đặt mục tiêu từ 2030 thu nhập của cư dân nông thôn cao hơn 2,5 đến 3 lần so với năm 2020.
Kế hoạch chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm: Đặt mục tiêu đến năm 2030 thu nhập cư dân nông thôn cao hơn 2,5 đến 3 lần hiện nay? (Hình từ IInternet)
Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững được thực hiện theo quan điểm chỉ đạo nào?
Tại Mục I Điều 1 Quyết định 300/QĐ-TTg năm 2023, Thủ tướng có nêu rõ quan điểm chỉ đạo thực hiện kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam đến năm 2030 như sau:
- Thực hiện chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững là nhiệm vụ cơ bản và quan trọng nhất trong việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và thể hiện trách nhiệm của Việt Nam đối với an ninh lương thực trong khu vực và thế giới.
- Chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm là nhiệm vụ liên ngành với sự vào cuộc của các cấp chính quyền, các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội và mọi tác nhân trong toàn hệ thống lương thực thực phẩm.
- Chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm gắn liền với phát triển nông nghiệp sinh thái, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường khả năng chống chịu trước các cú sốc, góp phần nâng cao uy tín và xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp Việt Nam trên toàn cầu.
- Chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm hướng tới nâng cao thu nhập cho người sản xuất, đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, đảm bảo khả năng tiếp cận và thụ hưởng lương thực thực phẩm lành mạnh cho mọi đối tượng và trong mọi tình huống, đặc biệt đối với khu vực khó khăn, nhóm người nghèo và dễ bị tổn thương.
- Chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm cần được thực hiện theo hướng lồng ghép các nguồn lực và thông qua các cơ chế, chính sách tạo động lực để huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước.
Sẽ sử dụng vốn ngoài nước để triển khai các nhiệm vụ của Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch?
Tại Mục IV Điều 1 Quyết định 300/QĐ-TTg năm 2023, có nội dung về nguồn lực để triển khai các nhiệm vụ của Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam đến năm 2030 như sau:
(1) Vốn trong nước
- Ngân sách nhà nước: Ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, lồng ghép của các nhiệm vụ chi thường xuyên trong dự toán ngân sách nhà nước được giao.
- Nguồn vốn vay thương mại và đầu tư tư nhân: Tín dụng, trái phiếu doanh nghiệp; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Nguồn vốn cộng đồng và xã hội khác: Vốn huy động công - tư cho các dự án, vốn xã hội hóa và vốn từ các quỹ trong nước nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.
(2) Vốn ngoài nước
- Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).
- Vốn hỗ trợ và vay ưu đãi cho tăng trưởng xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.
- Các nguồn vốn huy động hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế, đối tác phát triển, các quỹ và các định chế tài chính quốc tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy hoạch làm căn cứ để lập dự án đầu tư xây dựng là cơ sở xem xét cấp giấy phép xây dựng gồm những loại quy hoạch nào?
- Bảng tiêu chí và điểm xếp hạng đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực quan hệ lao động theo Thông tư 11?
- Mẫu danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mới nhất là mẫu nào?
- Lỗi phạt nguội bao lâu thì lên hệ thống 2025? Cách check Biển số xe bị phạt nguội trên csgt vn?
- Cán bộ, công chức, viên chức tinh giản biên chế theo Nghị định 29 được hưởng chế độ chính sách tại Nghị định 178 khi nào?