Hướng lẫn lập Báo cáo dự toán thu chi tài chính công đoàn mới nhất 2023? Mẫu báo cáo dự toán thu chi tài chính công đoàn thế nào?
Mẫu báo cáo dự toán thu chi tài chính công đoàn thế nào?
Mẫu Báo cáo dự toán thu chi tài chính công đoàn cơ sở mới nhất là mẫu B14-TLĐ ban hành kèm theo Hướng dẫn 47/HD-TLĐ năm 2021.
Tải về mẫu B14-TLĐ tại đây.
Hướng lẫn lập Báo cáo dự toán thu chi tài chính công đoàn mới nhất 2023? Mẫu báo cáo dự toán thu chi tài chính công đoàn thế nào? (Hình từ internet)
Hướng lẫn lập Báo cáo dự toán thu chi tài chính công đoàn mới nhất 2023?
A. Các chỉ tiêu cơ bản:
+ Lao động làm căn cứ tính tổng quỹ lương đóng kinh phí công đoàn là lao động thuộc đối tượng đóng BHXH theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội đến ngày 30/6 năm trước cộng với số lao động thuộc đối tượng đóng BHXH dự kiến tăng, trừ số lao động thuộc đối tượng đóng BHXH dự kiến giảm trong năm.
Đối với số lao động thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc nhưng cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa đóng BHXH, Công đoàn cơ sở căn cứ tiền lương trong hợp đồng lao động của đối tượng này để tính quỹ lương làm căn cứ đóng kinh phí công đoàn đề nghị cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng.
+ Đoàn viên để tính quỹ lương đóng đoàn phí công đoàn là đoàn viên dự kiến đến ngày 31/12 năm trước, cộng (trừ) số đoàn viên dự kiến tăng, giảm trong năm. Mức đóng đoàn phí của đoàn viên theo hướng dẫn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
B. Các chỉ tiêu thu, chi tài chính công đoàn
- Cột 1 - Ước thực hiện năm trước: Căn cứ số thực hiện trên sổ thu, chi tài chính công đoàn cơ sở, ước tính số thu, chi của thời gian còn lại trong năm để ghi vào các nội dung thu, chi ước của năm trước.
- Cột 2 - Dự toán năm nay: Căn cứ số liệu của từng chỉ tiêu thu, chi ước thực hiện năm trước; căn cứ vào tình hình thực tế về lao động, tiền lương, dự kiến nguồn thu được để lại đơn vị sử dụng; dự kiến các nội dung chi tiền lương, các khoản đóng theo lương của cán bộ công đoàn chuyên trách, chi phụ cấp cán bộ công đoàn; chi quản lý hành chính; chi hoạt động của ban chấp hành, các nội dung chi khác để xây dựng số liệu cho từng nội dung thu, chi cụ thể.
- Cột 3 - Cấp trên duyệt: Công đoàn cấp trên quản lý trực tiếp căn cứ số liệu trong Báo cáo dự toán thu, chi tài chính công đoàn cơ sở lập để phê duyệt các nội dung thu, chi, nộp cấp trên.
Các chỉ tiêu thu, chi tài chính công đoàn:
- Mục I. Tài chính công đoàn tích lũy đầu kỳ
Tài chính công đoàn tích lũy đầu kỳ (Mã số 10): Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số liệu chỉ tiêu Tài chính công đoàn tích lũy cuối kỳ của năm trước.
- Mục II. Phần thu
+ Thu Đoàn phí công đoàn (Mã số 22): Căn cứ vào quỹ lương đóng ĐPCĐ và mức đóng đoàn phí của đoàn viên theo hướng dẫn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
+ Thu Kinh phí công đoàn (Mã số 23): Đối với đơn vị được phân cấp thu, căn cứ vào Quỹ tiền lương đóng kinh phí công đoàn để tính số kinh phí công đoàn mà doanh nghiệp phải nộp trong năm. Đối với đơn vị không được phân cấp thu thì không phải phản ánh.
+ Các khoản thu khác (Mã số 25 = Mã số 25.01 + Mã số 25.02)
++ Chuyên môn hỗ trợ (Mã số 25.01): Số liệu ghi chỉ tiêu này căn cứ số chuyên môn hỗ trợ năm trước và số ước trong năm dự toán.
++ Thu khác (Mã số 25.02): Số liệu ghi chỉ tiêu này căn cứ trên số thu khác năm trước và số ước trong năm dự toán.
+ Tài chính công đoàn cấp trên cấp (Mã số 28):
++ Kinh phí công đoàn cấp trên cấp theo phân phối (Mã số 28.01): Căn cứ vào Quỹ tiền lương đóng kinh phí công đoàn để tính số kinh phí công đoàn doanh nghiệp phải nộp trong năm nhân với tỷ lệ KPCĐ công đoàn cơ sở được sử dụng theo quy định của Tổng Liên đoàn.
++ Tài chính công đoàn cấp trên cấp hỗ trợ (Mã số 28.02): Căn cứ vào nguồn tài chính công đoàn của đơn vị và số chi hoạt động công đoàn trong năm để đề nghị cấp trên cấp hỗ trợ.
+ Nhận bàn giao tài chính công đoàn (Mã số 40): Căn cứ tài chính công đoàn của các công đoàn bộ phận khi các công đoàn bộ phận này từ đơn vị công đoàn khác chuyển đến.
- Mục III. Phần chi
+ Từ mã số 31 đến mã số 37: Căn cứ vào nguồn kinh phí hiện có và số kinh phí được sử dụng trong năm và hoạt động công đoàn của đơn vị để phản ánh số chi cho phù hợp với quy định của các cấp công đoàn.
+ ĐPCĐ, KPCĐ đã nộp cấp trên quản lý trực tiếp (Mã số 39): Căn cứ vào nguồn kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn trong năm dự toán được phân cấp thu nhân với tỷ lệ nộp cấp trên theo quy định của TLĐ.
+ Bàn giao tài chính công đoàn (Mã số 42): Căn cứ tài chính công đoàn của các công đoàn bộ phận khi có sự bàn giao các công đoàn bộ phận này cho các đơn vị công đoàn khác.
- Mục IV. Tài chính công đoàn tích lũy cuối kỳ
+ Tài chính công đoàn tích lũy cuối kỳ (Mã số 50): Phần chênh lệch giữa chỉ tiêu Tài chính công đoàn tích lũy đầu kỳ, Phần thu với Phần chi.
- Mục V. Dự phòng
+ Kinh phí dự phòng (Mã số 70): Căn cứ số thu tài chính công đoàn, số chi tài chính công đoàn và quy định định của Tổng Liên đoàn để phản ánh số dự phòng tài chính.
Tài chính công đoàn gồm có các nguồn thu nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 4290/QĐ-TLĐ năm 2022 quy định về nguồn thu tài chính công đoàn gồm có như sau:
(1) Thu đoàn phí công đoàn:
- Đoàn phí công đoàn do đoàn viên đóng.
- Phương thức thu đoàn phí công đoàn thực hiện theo Quyết định 1908/QĐ-TLĐ năm 2016 của Tổng Liên đoàn quy định về quản lý tài chính, tài sản công đoàn, thu, phân phối nguồn thu và thưởng, phạt thu, nộp tài chính công đoàn.
(2) Thu kinh phí công đoàn:
- Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng theo quy định của Pháp luật và Quyết định của Tổng Liên đoàn.
- Phương thức thu kinh phí công đoàn thực hiện theo Quyết định 1908/QĐ-TLĐ năm 2016 của Tổng Liên đoàn.
(3) Thu khác:
Nguồn thu khác thực hiện theo Khoản 4 Điều 26 Luật Công đoàn 2012 và theo Quyết định 1908/QĐ-TLĐ năm 2016 của Tổng Liên đoàn, bao gồm:
- Kinh phí do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cấp mua sắm phương tiện hoạt động công đoàn, hỗ trợ kinh phí hoạt động cho công đoàn cơ sở; kinh phí tổ chức các hoạt động phối hợp như: tổ chức phong trào thi đua, hoạt động văn hóa, thể thao, tham quan du lịch, khen thưởng, phúc lợi... của cán bộ, đoàn viên, công chức, viên chức, công nhân, lao động (sau đây gọi chung là đoàn viên công đoàn và người lao động) và một số hoạt động nhằm động viên, khen thưởng con đoàn viên công đoàn và người lao động; hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước cho công đoàn cơ sở.
- Thu từ hoạt động văn hóa, thể thao; nhượng bán, thanh lý tài sản; thu lãi tiền gửi, cổ tức; thu từ các hoạt động kinh tế, dịch vụ của công đoàn cơ sở...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?