Hướng dẫn xử lý tài sản, tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập trong trường hợp tổ chức lại hoặc giải thể?
Xử lý tài sản của đơn vị sự nghiệp công lập trong trường hợp tổ chức lại?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư 56/2022/TT-BTC, xử lý tài sản trong trường hợp tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập quy định như sau:
- Đơn vị sự nghiệp công thực hiện kiểm kê, phân loại đối với tài sản thuộc quyền quản lý, sử dụng của đơn vị; chịu trách nhiệm xử lý tài sản phát hiện thừa/thiếu qua kiểm kê theo quy định của pháp luật.
Đối với tài sản không phải của đơn vị (tài sản nhận giữ hộ, tài sản mượn, tài sản thuế của tổ chức, cá nhân khác), đơn vị thực hiện xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan;
- Đơn vị sự nghiệp công có trách nhiệm lập phương án xử lý, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên tổng hợp, đề xuất phương án xử lý, gửi cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công cung cấp để có ý kiến về phương án xử lý tài sản. Căn cứ ý kiến của cơ quan quản lý tài sản công, đơn vị hoàn thiện phương án xử lý tài sản để lập Đề án tổ chức lại (trong đó có phương án xử lý tài sản); trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Nghị định 120/2020/NĐ-CP.
Phương án xử lý tài sản phải phù hợp với hình thức xử lý tài sản theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Nghị định 151/2017/NĐ-CP.
- Căn cứ Đề án tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đơn vị sự nghiệp công pháp nhân cũ) có trách nhiệm báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công xem xét, quyết định việc xử lý tài sản, trên cơ sở đó tổ chức xử lý tài sản.
Trình tự, thủ tục, thẩm quyền quyết định và tổ chức thực hiện xử lý tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công;
- Trường hợp đơn vị sự nghiệp công (pháp nhân cũ) đã chấm dứt hoạt động nhưng chưa hoàn thành việc xử lý tài sản, bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân nhân cấp tỉnh, cấp huyện quyết định giao cho đơn vị mới (pháp nhân mới) sau khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất thực hiện các công việc còn lại hoặc giao cho cơ quan quản lý cấp trên thực hiện các công việc còn lại;
- Số tiền thu được từ xử lý tài sản công của đơn vị sự nghiệp công khi tổ chức lại được quản lý, sử dụng theo quy định tại Điều 55 Nghị định 151/2017/NĐ-CP; trường hợp đơn vị sự nghiệp công đã thực hiện quyết toán tài chính thì số tiền thu được từ xử lý tài sản (sau khi trừ đi các chi phí có liên quan) được nộp vào ngân sách nhà nước;
Trường hợp đơn vị sự nghiệp công đã chấm dứt hoạt động nhưng chưa hoàn thành việc xử lý tài sản mà bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân nhân cấp tỉnh, cấp huyện quyết định giao cho đơn vị mới sau khi tổ chức lại xử lý tài sản thì việc quản lý, sử dụng số tiền thu được từ xử lý tài sản thực hiện theo quy định tại Điếu 55 Nghị định 151/2017/NĐ-CP.
Trường hợp việc xử lý tài sản được giao cho cơ quan quản lý cấp trên thực hiện thì việc quản lý, sử dụng số tiền thu được từ xử lý tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công áp dụng tương ứng với loại hình của cơ quan quản lý cấp trên;
- Khi thực hiện tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công mà đang sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết, đơn vị phải chấm dứt hợp đồng kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết đã ký hoặc chuyển sang pháp nhân mới tiếp tục thực hiện hợp đồng. Đơn vị sự nghiệp công lập phương án xử lý đối với các tài sản đang kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết để tổng hợp chung vào phương án xử lý tài sản trong Đề án tổ chức lại trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 18 Thông tư 56/2022/TT-BTC;
Trường hợp phương án giao cho pháp nhân mới tiếp tục thực hiện hợp đồng kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết thi pháp nhân mới thực hiện ký lại Hợp đồng cho thời gian còn lại và phải kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ của Hợp đồng đã ký theo quy định của pháp luật.
Hướng dẫn xử lý tài sản, tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập trong trường hợp tổ chức lại hoặc giải thể? (Hình từ Internet)
Xử lý tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập trong trường hợp tổ chức lại?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Thông tư 56/2022/TT-BTC, việc xử lý tài chính trong trường hợp tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập như sau:
Xử lý tài sản, tài chính khi tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công
...
2. Xử lý về tài chính của đơn vị sự nghiệp công khi tổ chức lại
Đơn vị sự nghiệp công (pháp nhân cũ) bị chia, tách, sáp nhập, hợp nhất phải thực hiện các công việc kế toán theo quy định tại Luật Kế toán và có trách nhiệm:
a) Lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán theo quy định của chế độ kế toán đơn vị sự nghiệp công;
b) Báo cáo cơ quan quản lý cấp trên (các bộ, cơ quan trung ương đối với đơn vị thuộc trung ương quản lý), cơ quan chủ quản cấp trên (đối với các đơn vị thuộc địa phương quản lý) để báo cáo cơ quan tài chính cùng cấp thực hiện quyết toán hoặc kiểm tra, xác định các khoản kinh phí được cấp;
c) Có văn bản đề nghị cơ quan thuế thực hiện quyết toán hoặc kiểm tra, xác định các khoản phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định;
d) Kiểm kê số dư bằng tiền của Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, Quỹ khen thưởng, phúc lợi, Quỹ bổ sung thu nhập, Quỹ đặc thù, Quỹ khác và số dư nguồn cải cách tiền lương.
3. Đơn vị sự nghiệp công pháp nhân cũ) bị chia, tách, sáp nhập, hợp nhất phải bàn giao đầy đủ, nguyên trạng tài sản, công nợ, quyền sử dụng đất, các hợp đồng kinh tế, các quyền, nghĩa vụ khác cho đơn vị sự nghiệp công pháp nhân mới) kèm theo hồ sơ, chứng từ có liên quan;
Đơn vị sự nghiệp công pháp nhân mới) hình thành sau chia, tách, sáp nhập, hợp nhất có trách nhiệm tiếp nhận, kế thừa toàn bộ tài sản (kể cả tài sản hư hỏng, kém, mất phẩm chất, không cần dùng, chờ thanh lý), các khoản công nợ phải thu, phải trả và các nghĩa vụ khác của đơn vị bị chia, tách, sáp nhập, hợp nhất. Sau khi nhận bàn giao, đơn vị sự nghiệp công (mới) có trách nhiệm tiếp tục xử lý các tồn tại về tài chính theo các quy định hiện hành.
Như vậy, theo quy định trên, khi đơn vị sự nghiệp tổ chức lại phải thực hiện các công việc kế toán. Đồng thời phải có trách nhiệm:
- Lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán;
- Báo cáo cơ quan quản lý cấp trên (các bộ, cơ quan trung ương đối với đơn vị thuộc trung ương quản lý), cơ quan chủ quản cấp trên (đối với các đơn vị thuộc địa phương quản lý);
- Có văn bản đề nghị cơ quan thuế thực hiện quyết toán hoặc kiểm tra, xác định các khoản phải nộp ngân sách nhà nước;
- Kiểm kê số dư bằng tiền của Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, Quỹ khen thưởng, phúc lợi, Quỹ bổ sung thu nhập, Quỹ đặc thù, Quỹ khác và số dư nguồn cải cách tiền lương.
Xử lý tài sản của đơn vị sự nghiệp công lập trong trường hợp giải thể?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư 56/2022/TT-BTC, xử lý tài sản trong trường hợp giải thể đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện theo 07 nội dung sau:
Thứ nhất, đơn vị sự nghiệp công thực hiện kiểm kê, phân loại đối với tài sản thuộc quyền quản lý, sử dụng của đơn vị, chịu trách nhiệm xử lý tài sản phát hiện thừa/thiếu qua kiểm kê theo quy định của pháp luật.
Đối với tài sản không phải của đơn vị (tài sản nhận giữ hộ, tài sản mượn, tài sản thuế của tổ chức, cá nhân khác), đơn vị thực hiện xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan;
Thứ hai, đơn vị sự nghiệp công có trách nhiệm lập phương án xử lý, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên tổng hợp, đề xuất phương án xử lý, gửi cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công cùng cấp để có ý kiến về phương án xử lý tài sản.
Căn cứ ý kiến của cơ quan quản lý tài sản công, đơn vị hoàn thiện phương án xử lý tài sản để lập Đề án giải thể (trong đó có phương án xử lý tài sản); trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Nghị định 120/2020/NĐ-CP. Phương án xử lý tài sản phải phù hợp với hình thức xử lý tài sản theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Nghị định 151/2017/NĐ-CP;
Thứ ba, căn cứ Đề án giải thể đơn vị sự nghiệp công được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đơn vị sự nghiệp công có trách nhiệm báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công xem xét, quyết định việc xử lý tài sản, trên cơ sở đó tổ chức xử lý tài sản. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền quyết định và tổ chức thực hiện xử lý tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công;
Thứ tư, trường hợp đơn vị sự nghiệp công đã chấm dứt hoạt động nhưng chưa hoàn thành việc xử lý tài sản thì bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân nhân cấp tỉnh, cấp huyện quyết định giao cho cơ quan quản lý cấp trên thực hiện các công việc còn lại;
Thứ năm, số tiền thu được từ xử lý tài sản công của đơn vị sự nghiệp công khi giải thể được quản lý, sử dụng theo quy định tại Điều 55 Nghị định 151/2017/NĐ CP; trường hợp đơn vị sự nghiệp công đã thực hiện quyết toán tài chính thì số tiền thu được từ xử lý tài sản (sau khi trừ đi các chi phí có liên quan) được nộp vào ngân sách nhà nước;
Trường hợp đơn vị sự nghiệp công đã chấm dứt hoạt động nhưng chưa hoàn thành việc xử lý tài sản mà bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện quyết định giao cho cơ quan quản lý cấp trên thực hiện thì việc quản lý, sử dụng số tiền thu được từ xử lý tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công áp dụng tương ứng với loại hình của cơ quan quản lý cấp trên;
Thứ sáu, đơn vị sự nghiệp công khi thực hiện giải thể mà đang sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết thì phải chấm dứt hợp đồng đã ký và lập phương án xử lý đối với các tài sản mang đi kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết khi chấm dứt hợp đồng để tổng hợp chung vào phương án xử lý tài sản trong Đề án tổ chức lại trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 19 Thông tư 56/2022/TT-BTC.
Xử lý tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập trong trường hợp giải thể?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Thông tư 56/2022/TT-BTC, xử lý tài chính trong trường hợp giải thể đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện như sau:
- Đơn vị sự nghiệp công có trách nhiệm lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán theo quy định của chế độ kế toán đơn vị sự nghiệp công; xây dựng Đề án giải thể đơn vị sự nghiệp công trình cơ quan chủ quản cấp trên phê duyệt, trong đó cần báo cáo cụ thể Số dư bằng tiền của Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, Quỹ khen thưởng, phúc lợi, Quỹ bổ sung thu nhập, Quỹ đặc thù, Quỹ khác và đề xuất phương án xử lý các khoản tài chính, công nợ của đơn vị theo nguyên tắc bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài.
Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công chịu trách nhiệm về các khoản nợ của đơn vị theo thứ tự ưu tiên thanh toán các khoản nợ: Nợ người lao động; nợ thuế; các khoản nợ khác;
- Đối với số dư bằng tiền của Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, Quỹ khen thường, phúc lợi, Quỹ bổ sung thu nhập/Quỹ dự phòng ổn định thu nhập, Quỹ khác theo quy định và số dư nguồn cải cách tiền lương, đơn vị thực hiện như sau:
+ Số dư bằng tiền của Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi được sử dụng để bù đắp các khoản đã chi vượt chế độ cho người lao động (nếu có), chi cho người lao động theo chế độ quy định đối với đơn vị sự nghiệp công lập, phần còn lại chia cho người lao động đang làm việc theo số tháng làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi (Trường hợp chưa tròn tháng và có ngày lẻ thi số ngày lẻ từ 15 ngày trở lên được tính tròn 1 tháng, dưới 15 ngày không được tính). Việc chi Số dư bằng tiền của các Quỹ cho người lao động được hoàn thành trước thời điểm giải thể đơn vị sự nghiệp công;
- Số dư bằng tiền của Quỹ bổ sung thu nhập/Quỹ dự phòng ấn định thu nhập được chia cho người lao động đang làm việc theo Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị sự nghiệp công tối đa không quá 6 tháng lương thực hiện, phần còn lại (nếu có) được sử dụng để trả các khoản công nợ của đơn vị (nếu có);
+ Số dư bằng tiền của Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, các Quỹ khác theo quy định của pháp luật và số dư nguồn cải cách tiền lương được sử dụng để trả các khoản công nợ của đơn vị (nếu có);
+ Trong trường hợp đơn vị không còn các khoản công nợ phải trả, số dư bằng tiền còn lại của các Quỹ sau khi đã thực hiện các nội dung quy định tại điểm b khoản này được nộp vào ngân sách nhà nước.
- Xử lý các khoản nợ phải trả
+ Đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm đối chiếu, xác nhận toàn bộ các khoản nợ phải trả các tổ chức, cá nhân (bao gồm các khoản nợ đến hạn và chưa đến hạn) khi xây dựng Đề án giải thể.
Trường hợp đến thời điểm xây dựng Đề án giải thể đơn vị sự nghiệp công mà vẫn còn một số khoản nợ phải trả có đầy đủ hồ sơ nhưng chưa được đối chiếu, xác nhận thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công phải giải trình rõ nội dung các khoản nợ, xác định rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan; phải huy động các nguồn vốn hợp pháp để thanh toán các khoản nợ đến hạn phải trả;
+ Trong trường hợp đơn vị sự nghiệp công có khó khăn về khả năng thanh toán các khoản nợ vay quá hạn của các tổ chức tín dụng (bao gồm cả Ngân hàng Phát triển Việt Nam) thì xử lý nợ theo quy định hiện hành của Nhà nước và pháp luật hiện hành có liên quan về xử lý nợ của tổ chức tín dụng;
+ Việc xử lý các khoản nợ phải trả được thực hiện theo nguyên tắc sử dụng tài sản bảo đảm của khoản nợ để thanh toán bằng tài sản bảo đảm; không sử dụng ngân sách nhà nước để xử lý các khoản nợ sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể lấy từ đâu?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?