Hướng dẫn xử lý số liệu nhóm chỉ số tiến độ, kết quả giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính, dịch vụ công trên môi trường điện tử?
- Nguồn dữ liệu phân tích đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công theo thời gian thực trên môi trường điện tử?
- Tỷ lệ hồ sơ xử lý trước hạn, đúng hạn trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công theo thời gian thực trên môi trường điện tử?
- Cách xác định thời gian giải quyết thủ tục hành chính trung bình theo từng thủ tục hành chính?
Nguồn dữ liệu phân tích đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công theo thời gian thực trên môi trường điện tử?
Theo quy định tại Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 766/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Bộ chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công theo thời gian thực trên môi trường điện tử do Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về nguồn dữ liệu phân tích đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công theo thời gian thực trên môi trường điện tử cụ thể như sau:
(1) Dữ liệu đồng bộ hồ sơ và thống kê tình hình xử lý hồ sơ từ Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh lên Cổng Dịch vụ công quốc gia.
(2) Dữ liệu của Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.
(3) Dữ liệu thực hiện thủ tục hành chính (TTHC), cung cấp dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến, đánh giá sự hài lòng, phản ánh, kiến nghị,... trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh.
(4) Dữ liệu báo cáo kiểm soát thủ tục hành chính trên Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia.
(5) Dữ liệu được kết nối, chia sẻ từ các hệ thống thông tin, Cơ sở dữ liệu quốc gia (dân cư, đăng ký doanh nghiệp,...), Cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
Hướng dẫn xử lý số liệu nhóm chỉ số tiến độ, kết quả giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính, dịch vụ công trên môi trường điện tử?
Tỷ lệ hồ sơ xử lý trước hạn, đúng hạn trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công theo thời gian thực trên môi trường điện tử?
Đối với quy định về tỷ lệ hồ sơ xử lý trước hạn, đúng hạn trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công theo thời gian thực trên môi trường điện tử thì tại điểm a tiểu mục 2 Mục II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 766/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Bộ chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công theo thời gian thực trên môi trường điện tử do Thủ tướng Chính phủ ban hành cụ thể như sau:
Tỷ lệ hồ sơ xử lý trước hạn, đúng hạn trong kỳ (bao gồm hồ sơ đã xử lý và đang xử lý) = Tổng số hồ sơ đã xử lý và đang xử lý trước hạn, đúng hạn và trong hạn trong kỳ/Tổng số hồ sơ tiếp nhận và xử lý trong kỳ * 100%.
Trong đó:
- Hồ sơ đã xử lý và đang xử lý trước hạn, đúng hạn trong kỳ: Thời gian kết thúc xử lý - Thời gian bắt đầu xử lý <= Ngày hẹn trả kết quả
Trường hợp hồ sơ đồng bộ không có “Ngày hẹn trả kết quả” hoặc “Ngày hẹn trả kết quả - Ngày tiếp nhận hồ sơ > Thời hạn tối đa giải quyết TTHC” thì “Thời hạn tối đa giải quyết TTHC” là căn cứ để đánh giá tiến độ giải quyết như sau: Thời gian kết thúc xử lý - Thời gian bắt đầu xử lý <= Thời hạn tối đa giải quyết TTHC.
Trường hợp sau khi bổ sung hồ sơ theo quy định thì việc tính thời gian giải quyết thủ tục hành chính như sau: Thời gian kết thúc xử lý - Thời gian bắt đầu xử lý - Thời gian chờ đợi người dân, doanh nghiệp bổ sung hồ sơ hoặc thực hiện nghĩa vụ tài chính (Ngày nộp hồ sơ bổ sung - Ngày yêu cầu bổ sung hồ sơ hoặc thông báo nghĩa vụ tài chính).
Thời gian kết thúc xử lý: Thời gian hoàn thành xử lý được tính dựa trên thời điểm tương ứng với trạng thái “Đã xử lý xong”, “Dừng xử lý”, “Đã trả kết quả”, “Yêu cầu bổ sung hồ sơ”, “Yêu cầu rút hồ sơ”, “Từ chối” (trạng thái của tiến trình xử lý). Nếu tiến trình vừa có trạng thái “Đã xử lý xong”, “Đã trả kết quả” thì lấy thời điểm theo trạng thái “Đã xử lý xong”. Nếu tiến trình chỉ có trạng thái “Yêu cầu bổ sung hồ sơ” mà không có trạng thái “Đã xử lý xong” hoặc “Đã trả kết quả” thì thời hạn hoàn thành xử lý là thời điểm theo trạng thái “Yêu cầu bổ sung hồ sơ”, trừ trường hợp “Yêu cầu bổ sung hồ sơ” hơn 01 lần thì tính quá hạn. Trường hợp chưa có trạng thái hoàn thành xử lý thì lấy ngày cuối kỳ báo cáo, trừ trường hợp “Ngày hẹn trả kết quả” lớn hơn hoặc bằng “Ngày báo cáo” thì lấy “Ngày hẹn trả kết quả”.
Thời gian bắt đầu xử lý: Ngày tiếp nhận hồ sơ. Nếu không có ngày tiếp nhận thì lấy thời điểm đầu tiên trong tiến trình xử lý, nếu không có tiến trình xử lý, không có ngày tiếp nhận thì tính là hồ sơ quá hạn.
Thời hạn giải quyết tối đa của TTHC lấy theo thời hạn giải quyết của TTHC đã được công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC, trong đó:
+ Nếu thời gian xử lý tối đa tính theo giờ: tính tổng thời gian xử lý thực tế theo giờ để so sánh;
+ Nếu thời gian xử lý tối đa theo ngày làm việc: tính tổng thời gian xử lý thực tế theo ngày và trừ thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ để so sánh;
+ Nếu thời gian xử lý tối đa theo ngày, tháng, năm: tính tổng thời gian xử lý thực tế theo ngày thông thường để so sánh.
- Được tính cho từng cơ quan, đơn vị, cấp hành chính và theo từng thủ tục hành chính.
Cách xác định thời gian giải quyết thủ tục hành chính trung bình theo từng thủ tục hành chính?
Căn cứ theo quy định tại điểm b tiểu mục 2 Mục II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 766/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Bộ chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công theo thời gian thực trên môi trường điện tử do Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định thời gian giải quyết thủ tục hành chính trung bình theo từng thủ tục hành chính cụ thể như sau:
Thời gian giải quyết TTHC trung bình = Tổng thời gian giải quyết của các hồ sơ TTHC/Tổng số hồ sơ TTHC đã giải quyết.
Tổng thời gian giải quyết của từng hồ sơ TTHC = Thời gian kết thúc xử lý - Thời gian bắt đầu xử lý.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?