Hướng dẫn xác định thiệt hại về vật chất do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ra theo Nghị định 17/2023/NĐ-CP?
Thiệt hại về vật chất do xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan gây ra gồm những gì?
Căn cứ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 204 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 như sau:
Nguyên tắc xác định thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
1. Thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:
a) Thiệt hại về vật chất bao gồm các tổn thất về tài sản, mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận, tổn thất về cơ hội kinh doanh, chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại;
Như vậy, theo quy định trên thì thiệt hại về vật chất do xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan gây ra bao gồm:
- Tổn thất về tài sản;
- Giảm sút về thu nhập, lợi nhuận;
- Tổn thất về cơ hội kinh doanh;
- Chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại.
Hướng dẫn xác định thiệt hại về vật chất do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ra theo Nghị định 17/2023/NĐ-CP?
Hướng dẫn xác định thiệt hại về vật chất do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ra?
Căn cứ Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan.
Việc xác định thiệt hại về vật chất do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được hướng dẫn cụ thể tại Điều 71 Nghị định 17/2023/NĐ-CP, Điều 72 Nghị định 17/2023/NĐ-CP, Điều 73 Nghị định 17/2023/NĐ-CP, Điều 74 Nghị định 17/2023/NĐ-CP.
Cụ thể như sau:
Thiệt hại về vật chất | Nội dung thiệt hại | Xác định thiệt hại |
Thiệt hại về tài sản | Giá trị tính được thành tiền của đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan được bảo hộ | Được xác định theo mức độ giảm sút hoặc bị mất về giá trị tính được thành tiền của đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan. Trong đó, giá trị tính được thành tiền của đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan quy định được xác định theo một hoặc các căn cứ sau đây: - Giá chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc giá chuyển giao quyền sử dụng đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan; - Giá trị góp vốn kinh doanh bằng quyền tác giả, quyền liên quan; - Giá trị quyền tác giả, quyền liên quan trong tổng số tài sản của doanh nghiệp; - Giá trị đầu tư cho việc nghiên cứu, sáng tạo và phát triển để tạo ra tác phẩm, đối tượng quyền liên quan, bao gồm các chi phí đầu tư, nghiên cứu, trang thiết bị kỹ thuật, cơ sở vật chất, chi phí tiếp thị, quảng cáo, lao động, thuế và các chi phí khác. |
Giảm sút về thu nhập, lợi nhuận | - Thu nhập, lợi nhuận thu được do trực tiếp, gián tiếp khai thác, sử dụng đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan; - Thu nhập, lợi nhuận thu được do cho thuê đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan là bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính; - Thu nhập, lợi nhuận thu được do chuyển giao quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan; - Thu nhập, lợi nhuận thu được do chuyển nhượng quyền sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan. | - So sánh số lượng bản sao thực tế tiêu thụ hoặc cung ứng trước và sau khi xảy ra hành vi xâm phạm; so sánh tần suất khai thác, sử dụng, công chiếu, phát sóng, truyền đạt, truy cập tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng trước và sau khi xảy ra hành vi xâm phạm; so sánh số lượng khách hàng sử dụng, thuê bao trước và sau khi xảy ra hành vi xâm phạm; - So sánh giá bán thực tế trên thị trường của bản sao trước và sau khi xảy ra hành vi xâm phạm; - Gây thiệt hại một cách bất hợp lý đến lợi ích hợp pháp của chủ thể quyền: So sánh trực tiếp doanh thu có được từ việc khai thác, sử dụng đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan trước và sau khi xảy ra hành vi xâm phạm, tương ứng với từng loại thu nhập. |
Tổn thất về cơ hội kinh doanh | - Tốn thất từ khả năng phát sinh lợi nhuận, gia tăng giá trị thương hiệu thông qua thực tế sử dụng, khai thác trực tiếp đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan trong kinh doanh; số lượng khách hàng sử dụng; - Tốn thất từ khả năng phát sinh lợi nhuận, gia tăng giá trị thương hiệu thông qua quảng cáo, tiếp thị có sử dụng đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan; - Tốn thất từ khả năng phát sinh lợi nhuận, gia tăng giá trị thương hiệu thông qua việc cho người khác thuê đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan là bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính, bản ghi âm, ghi hình; - Tốn thất từ khả năng phát sinh lợi nhuận, gia tăng giá trị thương hiệu thông qua thực tế chuyển giao quyền sử dụng đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan, chuyển nhượng đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan cho người khác; - Tốn thất từ cơ hội kinh doanh khác bị mất do hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trực tiếp gây ra. | Xác định dựa trên thiệt hại về giá trị tính được thành tiền của khoản thu nhập đáng lẽ người bị thiệt hại có thể có được |
Chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại | - Chi phí cho việc tạm giữ, bảo quản, lưu kho, lưu bãi đối với hàng hóa xâm phạm, - Chi phí thực hiện các biện pháp khẩn cấp tạm thời, - Chi phí hợp lý để thuê luật sư, - Chi phí hợp lý để thuê dịch vụ giám định, ngăn chặn, khắc phục hành vi xâm phạm và chi phí cho việc thông báo, cải chính trên phương tiện thông tin đại chúng liên quan đến hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan. | Xác định dựa trên mức phi phí hợp lý thực tế |
Tổn thất thực tế do xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan được xác định khi nào?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 69 Nghị định 17/2023/NĐ-CP, tổn thất thực tế được xác định đáp ứng đủ các căn cứ sau:
- Lợi ích vật chất hoặc tinh thần là có thực và thuộc về người bị thiệt hại: Lợi ích vật chất hoặc tinh thần là kết quả (sản phẩm) của quyền tác giả, quyền liên quan và người bị thiệt hại là người có quyền hưởng lợi ích vật chất hoặc tinh thần đó;
- Người bị thiệt hại có khả năng đạt được lợi ích nếu không có hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan;
- Có sự giảm sút hoặc mất lợi ích của người bị thiệt hại sau khi hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan xảy ra so với khả năng đạt được lợi ích đó khi không có hành vi xâm phạm và hành vi xâm phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự giảm sút, mất lợi ích đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy phép xây dựng điều chỉnh cho công trình không theo tuyến theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15?
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?
- Bài phát biểu tổng kết cuối năm của công ty hay và ý nghĩa? Mẫu bài phát biểu tổng kết cuối năm ngắn gọn?