Hướng dẫn xác định thẩm quyền cấp giấy phép môi trường bởi Cục kiểm soát ô nhiễm môi trường thế nào?
Hướng dẫn xác định thẩm quyền cấp giấy phép môi trường bởi Cục kiểm soát ô nhiễm môi trường thế nào?
Ngày 25/8/2023, Cục kiểm soát ô nhiễm môi trường ban hành Công văn 2796/KSONMT-CN&NH 2023 về việc hướng dẫn xác định thẩm quyền cấp giấy phép môi trường.
Theo đó, tại Công văn 2796/KSONMT-CN&NH 2023 Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường có ý kiến hướng dẫn xác định thẩm quyền cấp giấy phép môi trường như sau:
Theo quy định tại điểm c và d khoản 1 Điều 6 Nghị định 175/CP năm 1994 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thực hiện thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp, thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường của các dự án, các cơ sở.
Do đó, các dự án, cơ sở đã được Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 và Nghị định 175/CP năm 1994, nếu thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường theo quy định tại Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 thì thẩm quyền cấp giấy phép môi trường là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
Hướng dẫn xác định thẩm quyền cấp giấy phép môi trường bởi Cục kiểm soát ô nhiễm môi trường thế nào? (Hình từ internet)
Nội dung cấp phép môi trường gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường 2020, quy định như sau:
Nội dung giấy phép môi trường
1. Nội dung giấy phép môi trường gồm thông tin chung về dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp; nội dung cấp phép môi trường; yêu cầu về bảo vệ môi trường; thời hạn của giấy phép môi trường; nội dung khác (nếu có).
2. Nội dung cấp phép môi trường bao gồm:
a) Nguồn phát sinh nước thải; lưu lượng xả nước thải tối đa; dòng nước thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải; vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải;
b) Nguồn phát sinh khí thải; lưu lượng xả khí thải tối đa; dòng khí thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải; vị trí, phương thức xả khí thải;
c) Nguồn phát sinh và giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung;
d) Công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại; mã chất thải nguy hại và khối lượng được phép xử lý, số lượng trạm trung chuyển chất thải nguy hại, địa bàn hoạt động đối với dự án đầu tư, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại;
đ) Loại, khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu đối với dự án đầu tư, cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì nội dung cấp phép môi trường gồm có các nội dung sau:
- Nguồn phát sinh nước thải; lưu lượng xả nước thải tối đa; dòng nước thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải; vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải;
- Nguồn phát sinh khí thải; lưu lượng xả khí thải tối đa; dòng khí thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải; vị trí, phương thức xả khí thải;
- Nguồn phát sinh và giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung;
- Công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại; mã chất thải nguy hại và khối lượng được phép xử lý, số lượng trạm trung chuyển chất thải nguy hại, địa bàn hoạt động đối với dự án đầu tư, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại;
- Loại, khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu đối với dự án đầu tư, cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.
Ai có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường?
Căn cứ theo quy định tại Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường 2020, quy định về thẩm quyền cấp giấy phép môi trường gồm có như sau:
- Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường 2020. Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép môi trường đối với các đối tượng sau đây:
+ Đối tượng quy định tại Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
+ Đối tượng quy định tại Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường 2020 nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên hoặc nằm trên vùng biển chưa xác định trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại.
- Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cấp giấy phép môi trường đối với các dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép môi trường đối với các đối tượng sau đây, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường 2020:
+ Dự án đầu tư nhóm II quy định tại Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường 2020;
+ Dự án đầu tư nhóm III quy định tại Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường 2020 nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên;
+ Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ, cơ quan ngang Bộ phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép môi trường đối với đối tượng quy định tại Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường 2020, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường 2020.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?
- Mẫu giấy phép xây dựng điều chỉnh cho công trình không theo tuyến theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15?
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?