Hướng dẫn xác định sơ bộ thiệt hại về người và tài sản khi có xảy ra vụ cháy theo Thông tư 88 như thế nào?
Hướng dẫn xác định sơ bộ thiệt hại về người và tài sản khi có xảy ra vụ cháy theo Thông tư 88 như thế nào?
Căn cứ Điều 18 Thông tư 88/2024/TT-BCA quy định về xác định sơ bộ thiệt hại về người và tài sản khi xảy ra vụ cháy như sau:
(1) Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hoặc Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (đối với Công an cấp huyện chưa thành lập Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ) Công an cấp huyện chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan xác định sơ bộ thiệt hại về người, tài sản (tổng giá trị nhà, công trình và các tài sản gắn liền với nhà, công trình; phương tiện giao thông; vật tư, thiết bị và các loại hàng hóa bị cháy hoặc các loại tài sản khác đủ căn cứ chứng minh, xác định giá trị) và xác định đơn vị chủ trì xác minh, giải quyết vụ cháy.
Việc xác định sơ bộ thiệt hại về người, tài sản dựa trên lời khai của chủ sở hữu hợp pháp của tài sản bị thiệt hại, các tài liệu về nguồn gốc, thời gian sử dụng của tài sản bị thiệt hại trong vụ cháy và tài liệu khác có liên quan (nếu có).
(2) Thành phần tham gia xác định sơ bộ thiệt hại về người, tài sản gồm;
- Đại diện Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện, Công an cấp xã nơi xảy ra vụ cháy;
- Chủ cơ sở, chủ hộ gia đình, chủ phương tiện giao thông, chủ sở hữu hợp pháp của tài sản bị thiệt hại hoặc người đại diện hợp pháp (nếu có);
- Người chứng kiến, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người có kiến thức chuyên môn (nếu có);
- Đại diện Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh đối với trường hợp xảy ra cháy tại cơ sở do Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh quản lý;
- Đại diện chính quyền địa phương nơi xảy ra vụ cháy.
(3) Việc xác định sơ bộ thiệt hại về người, tài sản và đơn vị chủ trì xác minh, giải quyết vụ cháy phải được lập Biên bản theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 88/2024/TT-BCA. Trường hợp các thành phần tham gia xác định sơ bộ thiệt hại về người, tài sản và đơn vị chủ trì xác minh, giải quyết vụ cháy có ý kiến khác nhau thì đơn vị chủ trì quyết định kết quả xác định sơ bộ thiệt hại về người, tài sản.
Hướng dẫn xác định sơ bộ thiệt hại về người và tài sản khi có xảy ra vụ cháy theo Thông tư 88 như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Phân công nhiệm vụ tại hiện trường xảy ra vụ cháy như thế nào?
Căn cứ Điều 17 Thông tư 88/2024/TT-BCA quy định về nhiệm vụ tại hiện trường xảy ra vụ cháy phân công nhiệm vụ như sau:
Khi tiếp nhận thông tin vụ cháy Trưởng Công an cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo các lực lượng thuộc quyền quản lý thực hiện các nhiệm vụ tại hiện trường, cụ thể như sau:
(1) Công an cấp xã
- Bảo vệ hiện trường, bảo vệ tài sản của cơ sở xảy ra cháy; bảo đảm an ninh, trật tự khu vực xảy ra vụ cháy theo quy định;
- Phát hiện, thu thập, ghi nhận các dấu vết, đồ vật, tài liệu tại hiện trường có nguy cơ bị thay đổi, phá hủy; phối hợp các lực lượng xác định sơ bộ thiệt hại về người, tài sản;
- Xác định và lấy lời khai của người biết việc, người có liên quan, đối tượng nghi vấn gây ra cháy;
- Thu thập thông tin, tài liệu có liên quan đến vụ cháy, dữ liệu camera giám sát của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gần khu vực cháy (nếu có);
- Phối hợp với cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xác minh, giải quyết vụ cháy khi được yêu cầu;
- Báo cáo cụ thể tình hình có liên quan và bàn giao tài liệu, đồ vật đã thu thập cho cơ quan, người có thẩm quyền.
- Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hoặc Đội Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (đối với Công an cấp huyện chưa thành lập Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ)
- Ghi nhận vị trí, tình trạng, đặc điểm của người bị nạn trước khi đưa ra khỏi hiện trường (nếu có);
- Thu thập thông tin về thời gian, vị trí, diễn biến vụ cháy, hướng phát triển của đám cháy, điểm xuất phát cháy, âm thanh, ánh sáng, mức độ khói, phạm vi hoặc diện tích cháy;
- Quan sát, phát hiện, ghi nhận sơ bộ các dấu vết, đồ vật, tài liệu tại hiện trường; ghi nhận những thay đổi ở hiện trường trong quá trình tổ chức chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ;
- Chụp ảnh hiện trường; ghi hình hiện trường trong trường hợp cần thiết;
- Thu thập thông tin về hoạt động chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ;
- Chủ trì, phối hợp các lực lượng xác định sơ bộ thiệt hại về người, tài sản;
- Chủ trì, phối hợp đại diện đơn vị trực tiếp chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ lập biên bản vụ cháy theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này.
(3) Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện
- Phối hợp với các lực lượng liên quan đến xác định sơ bộ thiệt hại về người, tài sản;
- Chủ trì xác minh, giải quyết, tiếp nhận, bảo quản dấu vết, đồ vật, tài liệu tại hiện trường do các đơn vị khác bàn giao đối với vụ cháy quy định tại khoản 2 Điều 19 Thông tư 88/2024/TT-BCA.
Khi nào Thông tư 88/2024/TT-BCA có hiệu lực?
Căn cứ khoản 1 Điều 32 Thông tư 88/2024/TT-BCA quy định về hiệu lực thi hành như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2025 và thay thế Thông tư số 55/2020/TT-BCA ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về phân công trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong công tác điều tra, giải quyết các vụ cháy của lực lượng Công an nhân dân và Thông tư số 11/2023/TT-BCA ngày 01 tháng 3 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định quy trình xác minh, giải quyết vụ cháy của lực lượng Công an nhân dân.
Như vậy, Thông tư 88/2024/TT-BCA có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/1/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức tiền thưởng định kỳ hằng năm của cán bộ công chức viên chức được xác định như thế nào?
- Trình tự xác định suất vốn đầu tư xây dựng trên cơ sở hệ thống suất vốn đầu tư hiện hành như thế nào?
- Mẫu hợp đồng lao động không xác định thời hạn Word, Excel mới nhất? Tải về file word, excel mẫu hợp đồng mới nhất?
- Mẫu văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là mẫu nào? Tải về mẫu?
- Mẫu báo cáo đánh giá kết quả thực hiện chức trách nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ là mẫu nào? Tải về?