Hướng dẫn xác định giá trị tài sản các khoản viện trợ, tài trợ phục vụ phòng, chống Covid-19?
- Phân loại các khoản tài trợ, viện trợ của nước ngoài để phục vụ phòng, chống Covid-19 như thế nào?
- Tài sản do các tổ chức, cá nhân tài trợ không thuộc đối tượng phải hạch toán ngân sách nhà nước có cần phải định giá?
- Theo dõi, ghi sổ kế toán đối với các khoản tài trợ, viện trợ của nước ngoài đã được xác định giá trị như thế nào?
Phân loại các khoản tài trợ, viện trợ của nước ngoài để phục vụ phòng, chống Covid-19 như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 1.1 Mục 1 Công văn 8281/BTC-QLCS năm 2022, đối với các khoản tài trợ, viện trợ của nước ngoài để phòng chống Covid-19 được thực hiện như sau:
Thứ nhất, đối với hàng hóa, tài sản thuộc các khoản viện trợ ODA đã được phê duyệt trước ngày có hiệu lực của Nghị định 114/2021/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài (ngày 16/12/2021) và các khoản viện trợ không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam được phê duyệt trước ngày có hiệu lực của Nghị định 80/2020/NĐ-CP về quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam (ngày 17/9/2020) tiếp tục thực hiện theo quy định tại Thông tư 225/2010/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với viện trợ nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước:
Các hàng hóa thuộc các khoản viện trợ sẽ thực hiện thủ tục xác nhận viện trợ theo quy định tại Thông tư 225/2010/TT-BTC.
Giá trị hàng hóa được Bộ Tài chính hạch toán ngân sách nhà nước thông qua khâu xác nhận viện trợ được thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 10 Điều 7 Thông tư 225/2010/TT-BTC nêu trên, cụ thể:
Giá cả kê khai trên Tờ khai xác nhận viện trợ
- Mẫu C1-HD/XNVT “Tờ khai xác nhận viện trợ hàng hóa nhập khẩu”: theo giá mua trên hóa đơn hàng nhập khẩu (FOB, CIF, C&F...).
Trong trường hợp hàng hóa viện trợ nhập khẩu được nhà tài trợ ký hợp đồng ủy thác nhập khẩu hoặc ký hợp đồng đấu thầu mua hàng hóa nhập khẩu với một doanh nghiệp trong nước, ngoài việc kê khai theo giá mua theo hóa đơn hàng nhập khẩu nói trên, chủ dự án cần khai thêm giá thực tế mà nhà tài trợ đã thanh toán cho doanh nghiệp trong nước từ nguồn viện trợ. Trị giá mua thực tế là cơ sở để cơ quan Tài chính hạch toán ghi thu ghi chi ngân sách khoản viện trợ đó.
- Mẫu C2-HD/XNVT “Tờ khai xác nhận viện trợ hàng hóa, dịch vụ trong nước” được kê khai theo giá không có thuế và giá có thuế (nếu có) trên hóa đơn cung cấp hàng hóa, dịch vụ trong nước. Trị giá mua không có thuế là cơ sở để cơ quan Tài chính hạch toán ghi thu ghi chi ngân sách khoản viện trợ đó.
Thứ hai, trường hợp khoản viện trợ được phê duyệt theo Nghị định 80/2020/NĐ-CP về quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam và Nghị định 114/2021/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài. Việc hạch toán ngân sách nhà nước đối với hàng hóa viện trợ thực hiện như sau:
- Hàng hóa thuộc khoản viện trợ được phê duyệt theo quy định tại Nghị định 114/2021/NĐ-CP nêu trên, việc hạch toán ngân sách được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 90 Nghị định 114/2021/NĐ-CP; Hàng hóa thuộc khoản viện trợ được phê duyệt theo quy định tại Nghị định 80/2020/NĐ-CP nêu trên, việc hạch toán ngân sách được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 24 Nghị định 80/2020/NĐ-CP.
Các quy định nêu trên không quy định về việc xác định giá trị hàng hóa viện trợ.
- Đối với các khoản viện trợ bằng hiện vật, hàng hóa, dịch vụ do bên tài trợ nước ngoài trực tiếp thực hiện hoặc ủy thác cho một đơn vị không phải chủ chương trình, dự án, phi dự án tại Việt Nam và khoản viện trợ theo phương thức 3 chìa khóa trao tay:
Việc xác định giá trị hàng hóa viện trợ được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 23/2022/TT-BTC hướng dẫn quản lý tài chính nhà nước đối với nguồn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước, như sau “Đối với các khoản viện trợ bằng hiện vật, hàng hóa, dịch vụ do bên tài trợ nước ngoài trực tiếp thực hiện hoặc ủy thác cho một đơn vị không phải chủ chương trình, dự án, phi dự án tại Việt Nam và khoản viện trợ theo phương thức chìa khóa trao tay: Cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm trong việc xác định giá trị hiện vật, hàng hóa, dịch vụ viện trợ của bên nước ngoài”.
Hướng dẫn xác định giá trị tài sản các khoản viện trợ, tài trợ phục vụ phòng, chống Covid-19?
Tài sản do các tổ chức, cá nhân tài trợ không thuộc đối tượng phải hạch toán ngân sách nhà nước có cần phải định giá?
Theo tiểu mục 1.2 Mục 1 Công văn 8281/BTC-QLCS năm 2022, như sau:
Đối với tài sản do các tổ chức, cá nhân tài trợ không thuộc đối tượng phải hạch toán ngân sách nhà nước: được thực hiện theo quy định tại Nghị định 29/2018/NĐ-CPquy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.
Theo đó, đối với trường hợp phải thực hiện xác lập sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý theo hình thức giao hoặc điều chuyển cho cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng theo quy định tại Nghị định 29/2018/NĐ-CP thì phải định giá, đánh giá lại giá trị tài sản ghi vào phương án xử lý tài sản.
Theo dõi, ghi sổ kế toán đối với các khoản tài trợ, viện trợ của nước ngoài đã được xác định giá trị như thế nào?
Căn cứ theo hướng dẫn tại Mục 2 Công văn 8281/BTC-QLCS năm 2022, Bộ Tài chính hướng dẫn như sau:
Việc theo dõi, ghi sổ kế toán đối với các tài sản, hàng hóa sau khi đã xác định được giá trị sẽ thực hiện theo các hướng dẫn cụ thể trong chế độ kế toán hành chính sự nghiệp hiện hành theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017.
Như vậy, đối với các khoản tài trợ, viện trợ của nước ngoài để phục vụ phòng, chống Covid-19 đã xác định được giá trị phải thực hiện theo dõi, ghi sổ kế toán theo quy định tại Thông tư 107/2017/TT-BTC.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?