Hướng dẫn tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều nhắc lại (Mũi 3) cho trẻ em từ 12 tuổi đến 17 tuổi từ 17/6/2022?
- Thực trạng việc tiêm vắc xin cho trẻ em từ 12 tuổi đến 17 tuổi?
- Trách nhiệm của Sở Y tế các tỉnh, thành phố, các đơn vị trong việc tiêm vắc xin cho trẻ em từ 12 tuổi đến 17 tuổi?
- Thực hiện việc tiêm vắc xin cho trẻ em từ 12 tuổi đến 17 tuổi?
- Trang thiết bị phục vụ cho việc thực hiện vắc xin cho trẻ em từ 12 tuổi đến 17 tuổi?
Thực trạng việc tiêm vắc xin cho trẻ em từ 12 tuổi đến 17 tuổi?
Tại Công văn 3181/BYT-DP năm 2022 về tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều nhắc lại cho trẻ từ 12 tuổi đến 17 tuổi do Bộ Y tế ban hành quy định về thực trạng việc tiêm vắc xin cho trẻ em từ 12 tuổi đến 17 tuổi cụ thể là đến ngày 15/6/2022, cả nước đã triển khai tiêm chủng được hơn 224 triệu liều vắc xin phòng COVID-19, trong đó tỷ lệ bao phủ mũi 1, mũi 2 cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi lần lượt là đạt xấp xỉ 100% và 97%.
Hướng dẫn tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều nhắc lại (Mũi 3) cho trẻ em từ 12 tuổi đến 17 tuổi từ 17/6/2022?
Trách nhiệm của Sở Y tế các tỉnh, thành phố, các đơn vị trong việc tiêm vắc xin cho trẻ em từ 12 tuổi đến 17 tuổi?
Theo quy định tại Mục 1 Công văn 3181/BYT-DP năm 2022 về tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều nhắc lại cho trẻ từ 12 tuổi đến 17 tuổi do Bộ Y tế ban hành quy định về thực trạng việc tiêm vắc xin cho trẻ em từ 12 tuổi đến 17 tuổi cụ thể như sau:
- Tiếp tục khẩn trương triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên, đảm bảo hoàn thành trong quý II/2022 theo chỉ đạo của Chính phủ.
- Đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, đảm bảo an toàn, hiệu quả và hoàn thành việc tiêm cho trẻ đủ điều kiện tiêm chủng trong quý II/2022 theo chỉ đạo của Chính phủ.
- Tiêm liều nhắc lại (mũi 3) vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ:
+ Đối tượng tiêm: Trẻ từ 12 tuổi đến 17 tuổi đã tiêm đủ liều cơ bản
+ Vắc xin sử dụng: Vắc xin của hãng Pfizer đã được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng cho lứa tuổi này.
+ Liều lượng: liều 0,3 ml tương tự liều cơ bản của người từ 12 tuổi trở lên
+ Khoảng cách: Ít nhất là 5 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản
+ Người đã mắc COVID-19 thì trì hoãn 3 tháng sau khi mắc COVID-19 và đảm bảo khoảng cách với mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 5 tháng.
Thực hiện việc tiêm vắc xin cho trẻ em từ 12 tuổi đến 17 tuổi?
Đối với việc thực hiện tiêm xin cho trẻ em từ 12 tuổi đến 17 tuổi thì tại Mục 2 Công văn 3181/BYT-DP năm 2022 về tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều nhắc lại cho trẻ từ 12 tuổi đến 17 tuổi do Bộ Y tế ban hành quy định cụ thể như sau:
- Sở Y tế tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định đối tượng tiêm phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu phòng, chống dịch trên địa bàn, xây dựng kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai tiêm mũi 3 cho trẻ từ 12 tuổi đến 17 tuổi.
- Sở Y tế đề xuất nhu cầu vắc xin tiêm mũi 3 cho trẻ từ 12 tuổi đến 17 tuổi gửi Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur theo phân vùng quản lý trước 20/6/2022. Các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur tổng hợp gửi về Viện Vệ sinh dịch Trung ương trước 25/6/2022 để tổng hợp và đề xuất số lượng vắc xin.
- Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cấp phát đầy đủ, kịp thời vắc xin phòng COVID-19 cho các đơn vị, địa phương để triển khai tiêm chủng.
- Các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur: xây dựng tài liệu hướng dẫn tiêm liều nhắc lại vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi, tổ chức tập huấn cho các cơ sở tiêm chủng trên toàn quốc và hướng dẫn, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho các địa phương trong việc tổ chức triển khai tiêm chủng.
Trang thiết bị phục vụ cho việc thực hiện vắc xin cho trẻ em từ 12 tuổi đến 17 tuổi?
Đối với quy định về trang thiết bị phục vụ cho việc thực hiện vắc xin cho trẻ em từ 12 tuổi đến 17 tuổi thì tại mục III Hướng dẫn tổ chức buổi tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định 3588/QĐ-BYT năm 2022 quy định như sau:
- Chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ, vật tư tiêu hao cho tiêm chủng, biểu mẫu tiêm chủng và đảm bảo thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong việc triển khai chiến dịch. Sử dụng phích vắc xin để bảo quản trong buổi tiêm chủng.
- Chuẩn bị trang thiết bị, phương tiện xử trí cấp cứu tại chỗ và phương án cụ thể để hỗ trợ cấp cứu trong trường hợp cần thiết (danh sách người và phương án hỗ trợ cấp cứu cần được in và dán ngay bàn tiêm).
- Có bồn rửa tay, xà phòng hoặc dung dịch rửa tay ngay tại điểm tiêm chủng.
- Các bề mặt thường xuyên tiếp xúc phải được vệ sinh bằng các biện pháp thích hợp (ít nhất 1 lần/buổi khi có dịch tại cộng đồng và ít nhất 1 lần/ngày khi không có dịch tại cộng đồng).
- Chuẩn bị dung dịch sát khuẩn tay nhanh, khẩu trang ngay tại vị trí cửa ra vào và các vị trí đối tượng tiêm chủng, nhân viên y tế thường xuyên tiếp xúc (tay nắm cửa, thang máy...). Các cơ sở tiêm chủng tại các bệnh viện đang điều trị bệnh nhân COVID-19 căn cứ tình hình và đánh giá nguy cơ để yêu cầu nhân viên tham gia tiêm chủng mặc quần áo bảo hộ.
- Sắp xếp bàn tiêm chủng đảm bảo thuận tiện cho cán bộ y tế khi thao tác. Trên bàn tiêm chủng có các thiết bị cần thiết cho việc bảo quản, tiêm vắc xin như: phích vắc xin, dung môi, bơm kim tiêm, khay đựng panh, panh, lọ đựng bông khô và lọ đựng bông có cồn, hộp chống sốc, bút. Không để thuốc hoặc dụng cụ đựng bệnh phẩm trên bàn tiêm. Hộp an toàn, túi hoặc hộp đựng vỏ lọ vắc xin, thùng rác đặt ở dưới bàn.
- Các tài liệu chuyên môn và hồ sơ theo quy định; các áp phích, tờ rơi hướng dẫn các bước thực hiện tiêm chủng, theo dõi, chăm sóc, xử trí sự cố bất lợi sau tiêm chủng treo, dán tại nơi thực hiện tiêm chủng để cán bộ y tế, người dân có thể đọc, xem được.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?