Hướng dẫn thực hiện thể lệ bỏ phiếu kín tại kỳ họp Quốc hội? Kết quả biểu quyết bằng bỏ phiếu kín được xác định theo nguyên tắc nào?
Hướng dẫn thực hiện thể lệ bỏ phiếu kín tại kỳ họp Quốc hội?
Nhằm hướng dẫn thực hiện Nội quy kỳ họp Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 31/2023/UBTVQH15 quy định, hướng dẫn một số điều khoản của Nội quy kỳ họp Quốc hội.
Theo đó, về hình thức biểu quyết bằng bỏ phiếu kín tại kỳ họp Quốc hội được đã được hướng dẫn thực hiện tại Điều 12 Nghị quyết 31/2023/UBTVQH15
Cụ thể thể lệ bỏ phiếu kín tại kỳ họp Quốc hội được Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định như sau:
- Đại biểu Quốc hội nhận phiếu do Ban kiểm phiếu phát ra và thực hiện việc ghi phiếu theo hướng dẫn của Ban kiểm phiếu. Trong quá trình ghi phiếu, nếu viết hỏng hoặc vì lý do khác, đại biểu Quốc hội được đổi lại phiếu.
- Đại biểu Quốc hội tự mình bỏ phiếu vào thùng phiếu theo hướng dẫn của Ban kiểm phiếu.
- Sau khi đại biểu Quốc hội hoàn thành việc bỏ phiếu, Trưởng Ban kiểm phiếu công bố số phiếu phát ra, số phiếu thu về để tiến hành kiểm phiếu.
- Ban kiểm phiếu xác định phiếu hợp lệ, phiếu không hợp lệ theo hướng dẫn đối với từng mẫu phiếu trong Phụ lục kèm theo Nghị quyết này; kiểm đếm phiếu; lập biên bản và báo cáo Quốc hội kết quả kiểm phiếu, kết quả biểu quyết bằng bỏ phiếu kín.
Hướng dẫn thực hiện thể lệ bỏ phiếu kín tại kỳ họp Quốc hội? Kết quả biểu quyết bằng bỏ phiếu kín được xác định theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Kết quả biểu quyết bằng bỏ phiếu kín trong kỳ hợp Quốc hội được xác định theo nguyên tắc nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 29 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15:
Ban kiểm phiếu
...
3. Ban kiểm phiếu xác định kết quả biểu quyết bằng bỏ phiếu kín theo nguyên tắc sau đây:
a) Trường hợp biểu quyết bầu các chức danh trong bộ máy nhà nước, người được quá nửa số phiếu hợp lệ tán thành so với tổng số đại biểu Quốc hội và được nhiều phiếu tán thành hơn thì trúng cử. Trường hợp cùng bầu một chức danh mà nhiều người được số phiếu tán thành ngang nhau và đạt quá nửa số phiếu hợp lệ tán thành so với tổng số đại biểu Quốc hội thì Quốc hội biểu quyết lại việc bầu chức danh này trong số những người được số phiếu hợp lệ tán thành ngang nhau. Trong số những người được đưa ra biểu quyết lại, người được số phiếu tán thành nhiều hơn là người trúng cử; nếu biểu quyết lại mà nhiều người vẫn được số phiếu tán thành ngang nhau thì người nhiều tuổi hơn là người trúng cử;
b) Việc phê chuẩn các chức danh trong bộ máy nhà nước phải được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành;
c) Việc cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội; việc miễn nhiệm, bãi nhiệm, phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn phải được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
Việc bãi nhiệm đại biểu Quốc hội phải được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
Theo đó, Ban kiểm phiếu xác định kết quả biểu quyết bằng bỏ phiếu kín theo nguyên tắc như sau:
- Trường hợp biểu quyết bầu các chức danh trong bộ máy nhà nước, người được quá nửa số phiếu hợp lệ tán thành so với tổng số đại biểu Quốc hội và được nhiều phiếu tán thành hơn thì trúng cử. Trường hợp cùng bầu một chức danh mà nhiều người được số phiếu tán thành ngang nhau và đạt quá nửa số phiếu hợp lệ tán thành so với tổng số đại biểu Quốc hội thì Quốc hội biểu quyết lại việc bầu chức danh này trong số những người được số phiếu hợp lệ tán thành ngang nhau.
Trong số những người được đưa ra biểu quyết lại, người được số phiếu tán thành nhiều hơn là người trúng cử; nếu biểu quyết lại mà nhiều người vẫn được số phiếu tán thành ngang nhau thì người nhiều tuổi hơn là người trúng cử;
- Việc phê chuẩn các chức danh trong bộ máy nhà nước phải được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành;
- Việc cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội; việc miễn nhiệm, bãi nhiệm, phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn phải được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
Việc bãi nhiệm đại biểu Quốc hội phải được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
Phiên họp Quốc hội có thực hiện biểu quyết bằng bỏ phiếu kín thì phải được tổ chức bằng hình thức họp nào?
Căn cứ Điều 14 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15:
Hình thức tiến hành kỳ họp, phiên họp của kỳ họp Quốc hội
1. Quốc hội tiến hành kỳ họp theo hình thức họp trực tiếp.
Căn cứ tình hình thực tiễn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc tổ chức kỳ họp Quốc hội theo hình thức họp trực tuyến hoặc kết hợp giữa họp trực tiếp và trực tuyến.
2. Các phiên họp kín, phiên biểu quyết bằng bỏ phiếu kín phải được tiến hành theo hình thức họp trực tiếp.
3. Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn về hình thức họp trực tuyến, kết hợp giữa họp trực tiếp và trực tuyến.
Theo đó, phiên họp Quốc hội có thực hiện biểu quyết bằng bỏ phiếu kín thì phải được tổ chức bằng hình thức trực tiếp mà không được tổ chức bằng hình thức họp trực tuyến hoặc kết hợp giữa họp trực tiếp và trực tuyến.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?