Hướng dẫn thực hiện Chương trình bảo tồn, phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030?
- Hướng dẫn thực hiện Chương trình bảo tồn, phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030?
- Tuyên truyền di sản văn hóa và nâng cao và triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong di sản văn hóa?
- Kinh phí thực hiện Chương trình bảo tồn, phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 được sử dụng từ nguồn nào?
Hướng dẫn thực hiện Chương trình bảo tồn, phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030?
Căn cứ theo Mục I Phần A Công văn 3380/BVHTTDL-DSVH năm 2022, Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch hướng dẫn 06 nội dung. Trong đó:
Thứ nhất, hỗ trợ lập quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi các di sản đã được UNESCO ghi danh, các di tích quốc gia đặc biệt đã được xếp hạng; tu bổ, tôn tạo tổng thể cho các di tích lịch sử - văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, danh lam thắng cảnh, khảo cổ được UNESCO ghi danh, cấp quốc gia đặc biệt (theo các quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt) và các di tích quốc gia có giá trị tiêu biểu
- Đối tượng hỗ trợ: Di tích được UNESCO ghi danh, cấp quốc gia đặc biệt, cấp quốc gia.
- Nội dung thực hiện:
+ Thực hiện việc lập quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi các di sản đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) ghi danh, các di tích quốc gia đặc biệt đã được xếp hạng.
+ Tu bổ, tôn tạo tổng thể cho các di tích lịch sử - văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, danh lam thắng cảnh, khảo cổ được UNESCO ghi danh, cấp quốc gia đặc biệt (theo các quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt) và các di tích quốc gia có giá trị tiêu biểu.
+ Chống xuống cấp, tu bổ cấp thiết di tích quốc gia (không bao gồm di tích quốc gia tại các xã, thôn thuộc phạm vi điều chỉnh của Dự án 6 - Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2025 được phê duyệt tại Quyết định 1719/QĐ-TTg và Nội dung số 5 - tu bổ, tôn tạo các di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch nông thôn được phê duyệt tại Quyết định 263/QĐ-TTg).
Thứ hai, thực hiện các dự án chỉnh trang nội dung trưng bày, nâng cấp trang thiết bị và hệ thống trưng bày bảo tàng
- Đối tượng hỗ trợ: Các bảo tàng công lập.
- Nội dung thực hiện: Duy tu, bảo trì hệ thống trưng bày và kho lưu giữ hiện vật của các bảo tàng công lập; trang bị, thay thế trang thiết bị, nâng cấp trưng bày các bảo tàng cấp quốc gia, bảo tàng tại các vùng kinh tế trọng điểm, các địa bàn có sức thu hút khách du lịch; duy tu, bảo trì hệ thống trưng bày và kho bảo quản bảo vật quốc gia; kiểm kê, sưu tầm di vật, hiện vật, cổ vật quý hiếm.
Thứ ba, xây dựng và triển khai các Đề án, dự án, nhiệm vụ, kế hoạch bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hoá phi vật thể, di sản tư liệu có giá trị tiêu biểu
- Đối tượng hỗ trợ: Di sản văn hóa phi vật thể, di sản tư liệu sau khi được ghi danh cấp Quốc gia và khu vực Quốc tế (UNESCO ghi danh).
- Nội dung thực hiện: Xây dựng các báo cáo thực hiện cam kết của Chính phủ, bao gồm Báo cáo định kỳ Quốc gia, Báo cáo tình trạng di sản về các Chương trình, Công ước của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể và di sản tư liệu; xây dựng các Đề án, dự án, chương trình, kế hoạch bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, di sản tư liệu; thực hiện cam kết của Chính phủ đối với các di sản văn hoá phi vật thể đã được UNESCO ghi danh là di sản văn hoá phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp, di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; tổng kiểm kê quốc gia, xây dựng danh mục các di sản văn hoá phi vật thể, di sản tư liệu theo địa giới hành chính và theo tộc người; tập trung sưu tầm, xác định danh mục các di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu quốc gia đặc biệt quan trọng và cần được lưu giữ, phát huy giá trị; xây dựng Hồ sơ khoa học các di sản văn hóa phi vật thể có giá trị tiêu biểu hoặc các di sản có nguy cơ mai một, cần được bảo vệ khẩn cấp để ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, di sản thế giới, ưu tiên đối với di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng khu vực biên giới, hải đảo; tổ chức các lớp truyền dạy thực hành di sản văn hóa phi vật thể trong cộng đồng. Bảo tồn và phát huy giá trị các làng, bản, buôn truyền thống tiêu biểu, để kết hợp với phát triển kinh tế du lịch.
Thứ tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành di sản văn hóa
- Đối tượng hỗ trợ: Cán bộ, viên chức làm công tác quản lý nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các đơn vị hoạt động trong ngành di sản văn hóa; đội ngũ nhân lực làm công tác di sản văn hóa ở các lĩnh vực; những người trông nom di tích, công tác viên, nghệ nhân.
- Nội dung thực hiện:
+ Triển khai các lớp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng (ngắn hạn và dài hạn), tập huấn nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ cho nguồn nhân lực di sản văn hóa ở trong nước và nước ngoài.
+ Biên soạn tài liệu hướng dẫn, bồi dưỡng với nội dung, hình thức phong phú, dễ nắm bắt, cập nhật.
+ Tổ chức các cuộc thi, hoạt động chuyên môn, chuyên ngành đánh giá chất lượng nguồn nhân lực ngành di sản văn hóa, đáp ứng yêu cầu về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trong thời kỳ mới, hội nhập quốc tế.
Hướng dẫn thực hiện Chương trình bảo tồn, phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030? (Hình từ Intenrnet)
Tuyên truyền di sản văn hóa và nâng cao và triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong di sản văn hóa?
Căn cứ theo tiểu mục 5, tiểu mục 6 Mục I Công văn 3380/BVHTTDL-DSVH năm 2022, ngoài các nội dung nêu trên, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn thực hiện 02 nội dung sau:
* Tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá di sản văn hóa trong nước và nước ngoài:
- Đối tượng hỗ trợ: Tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài; tổ chức, cá nhân nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.
- Nội dung thực hiện:
+ Trưng bày, giới thiệu tại các bảo tàng trong nước và một số bảo tàng,trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài.
+ Thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông, quảng cáo, các ứng dụng tìm kiếm; sản xuất tài liệu, văn hóa phẩm liên quan đến di sản văn hóa, ấn phẩm điện tử, video clip, phim ngắn phục vụ cho giới thiệu, quảng bá; tổ chức các chương trình truyền hình thực tế, chương trình phát trực tiếp trên nền tảng số (livestream); xây dựng chuyên mục trên trang thông tin điện tử của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cơ quan chuyên môn về văn hóa ở địa phương.
+ Tổ chức các liên hoan, trình diễn di sản văn hóa phi vật thể ở trong nước và quốc tế, các cuộc thi sáng tác, triển lãm về di sản văn hóa.
* Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong di sản văn hóa
- Việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong di sản văn hóa sẽ được thực hiện theo 07 nhiệm vụ tại Quyết định 2026/QĐ-TTg, chi tiết tại mục II của Công văn này.
Kinh phí thực hiện Chương trình bảo tồn, phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 được sử dụng từ nguồn nào?
Căn cứ theo Phần B Công văn 3380/BVHTTDL-DSVH năm 2022 quy định như sau:
Kinh phí thực hiện Chương trình gồm: Ngân sách nhà nước (Ngân sách trung ương và ngân sách địa phương); nguồn đầu tư, tài trợ từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, cộng đồng và các nguồn kinh phí hợp pháp khác; trong đó Ngân sách Trung ương bố trí thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Nguồn vốn đầu tư phát triển bố trí để triển khai thực hiện các dự án tu bổ, tôn tạo tổng thể một số di sản được UNESCO ghi danh và các hạng mục yếu tố gốc của di tích quốc gia đặc biệt; tu bổ, tôn tạo các di tích cách mạng - kháng chiến quan trọng, tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ; một số di tích khảo cổ và các di tích lịch sử - văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, danh lam thắng cảnh, khảo cổ cấp quốc gia có giá trị, đang bị xuống cấp, theo quy định của pháp luật về đầu tư công; ưu tiên hỗ trợ các địa phương khó khăn và khó có khả năng cân đối ngân sách để bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình.
- Nguồn vốn ngân sách sự nghiệp bố trí để triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình do địa phương triển khai thực hiện: Hỗ trợ chống xuống cấp, tu bổ cấp thiết các di tích quốc gia; hỗ trợ lập quy hoạch và quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi các di sản thế giới, di tích quốc gia đặc biệt; các dự án về nội dung, chỉnh lý nội dung trưng bày và nâng cấp trang thiết bị, trưng bày bảo tàng; các nhiệm vụ, dự án, bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hoá phi vật thể, di sản tư liệu; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về di sản văn hóa; tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá di sản văn hóa; triển khai ứng dụng công nghệ thông tin (hoàn thiện cơ chế, chính sách và các quy định pháp luật về chuyển đổi số trong lĩnh vực di sản văn hóa; xây dựng nền tảng kỹ thuật số và các bộ tiêu chuẩn chung về lưu trữ; xây dựng, tạo lập dữ liệu số về di sản văn hóa; quản lý, vận hành và khai thác kho cơ sở dữ liệu số quốc gia về di sản văn hóa; bảo đảm an toàn, an ninh mạng; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và các hoạt động hợp tác quốc tế)...; được cấp trong dự toán chi thường xuyên hàng năm theo phân cấp ngân sách hiện hành.
- Nguồn đầu tư, tài trợ từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, cộng đồng và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để thực hiện Chương trình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?