Hướng dẫn thử nghiệm khả năng chịu áp của các bộ phận trong bình chứa khí chữa cháy theo TCVN 12314-2:2022?
Thử nghiệm rò khí đối với bình chứa khí chữa cháy theo tiêu chuẩn quốc gia như thế nào?
Theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12314-2:2022 về Phòng cháy chữa cháy - Bình chữa cháy quy định về thử nghiệm rò khí bình chứa khí chữa cháy như sau:
"6.1 Thử nghiệm rò khí
Bình chứa khí chữa cháy và cụm van sau khi nạp khí phải được kiểm tra rò khí bằng cách ngâm trong bể nước thử có khả năng tăng nhiệt độ trong thời gian 60 min Thử bình khí tại mức nhiệt độ làm việc tối thiểu và nhiệt độ làm việc tối đa (từ 20÷50°C), yêu cầu không có bất kì sự rò khí nào trong quá trình thử nghiệm.
Cơ cấu kích hoạt phải được chốt an toàn trong quá trình thử nghiệm để đề phòng sự kích hoạt ngoài ý muốn trong quá trình thử nghiệm."
Hướng dẫn thử nghiệm khả năng chịu áp của các bộ phận trong bình chứa khí chữa cháy theo TCVN 12314-2:2022?
Thử nghiệm khả năng chịu áp của các bộ phận trong bình chứa khí chữa cháy theo tiêu chuẩn quốc gia như thế nào?
Theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12314-2:2022 về Phòng cháy chữa cháy - Bình chữa cháy quy định về thử nghiệm khả năng chịu áp của bộ phận trong bình chứa khí chữa cháy theo tiêu chuẩn quốc gia như sau:
- Thử nghiệm khả năng chịu áp vỏ bình
Bình chứa khí chữa cháy sau khi xả khí phải được thử nghiệm khả năng chịu áp bằng cách kết nối với hệ thống tăng áp bằng nước.
Tăng từ từ áp suất nước tương ứng với mức áp suất trong bảng dưới đây và giữ trong 5 min
- Thử nghiệm khả năng chịu áp và độ bền cụm van
+ Thử khả năng chịu áp
+ Cụm van ở vị trí đóng phải được nối qua đầu vào với nguồn cung cấp áp suất thủy lực thích hợp. Đóng tất cả các lỗ hở còn lại của cụm van bao gồm cả lỗ hở của van xả áp an toàn, trừ vị trí nối với đầu phun xả khí.
+ Tăng áp suất ở mức (0,2 ±0,1) MPa/s lên đến 1,5 lần áp suất làm việc lớn nhất của bình khí (Q).
+ Duy trì áp suất này trong khoảng thời gian 5÷6 min.
+ Cụm van không được chịu bất kỳ biến dạng vĩnh viễn nào khi được thử nghiệm, van xả áp an toàn có thể biến dạng nhưng không được vỡ.
+ Thử độ bền cụm van
Cụm van ở vị trí mở phải được nối qua đầu vào với nguồn cung cấp áp suất thủy lực thích hợp. Đóng tất cả các lỗ hở còn lại của cụm van bao gồm cả lỗ hở của van xả áp an toàn.
Tăng áp suất tới mức (0,2 ±0,1) MPa/s đến ba lần áp suất làm việc lớn nhất của bình khí (Q). Duy trì áp suất thử khoảng thời gian 5÷6 min.
Cụm van không được chịu bất kỳ biến dạng vĩnh viễn nào khi được thử nghiệm, van xả áp an toàn có thể biến dạng nhưng không được vỡ.
Thử nghiệm nhiệt độ làm việc bộ phận cảm biến nhiệt bình chứa khí chữa cháy như thế nào?
Theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12314-2:2022 về Phòng cháy chữa cháy - Bình chữa cháy quy định về thử nghiệm nhiệt độ làm việc bộ phận cảm biến nhiệt bình chứa khí chữa cháy như sau:
- Trường hợp sử dụng kim loại dễ nóng chảy làm bộ cảm biến nhiệt: Đặt bộ phận cảm biến nhiệt trong bể nước, bắt đầu từ nhiệt độ làm việc danh nghĩa trừ đi 10°C, mỗi phút tăng lên 1°C, giá trị đo thực tế của nhiệt độ hoạt động của bộ cảm biến nhiệt phải nằm trong khoảng ±3% của nhiệt độ làm việc danh nghĩa.
- Trường hợp sử dụng bộ cảm biến nhiệt dạng bầu thuỷ tinh: Đặt bộ phận cảm biến nhiệt dạng bầu thủy tinh trong bể nước, và bắt đầu từ nhiệt độ làm việc danh nghĩa của bộ cảm biến nhiệt - 10°C, gia nhiệt với tốc độ 1°C /min, giá trị đo thực tế nhiệt độ làm việc của bộ cảm biến nhiệt phải nằm trong khoảng từ 95% đến 115% của nhiệt độ làm việc danh nghĩa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?
- Mẫu giấy phép xây dựng điều chỉnh cho công trình không theo tuyến theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15?
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?