Hướng dẫn thành lập Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa? Quy định về Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa?
Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT có nêu rõ Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa như sau:
- Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục do Hiệu trưởng cơ sở giáo dục hoặc Giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên, Giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, người đứng đầu các cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông thành lập, giúp người đứng đầu cơ sở giáo dục tổ chức lựa chọn sách giáo khoa.
Mỗi cơ sở giáo dục thành lập 01 (một) Hội đồng.
Hướng dẫn thành lập Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa? Quy định về Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa? (Hình từ Internet)
Số lượng, cơ cấu thành viên Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT có nêu rõ về số lượng, cơ cấu thành viên Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa như sau:
- Hội đồng bao gồm:
+ Người đứng đầu;
+ Cấp phó người đứng đầu;
+ Tổ trưởng tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn, phòng chuyên môn;
+ Đại diện giáo viên;
+ Đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh của cơ sở giáo dục.
- Số lượng thành viên Hội đồng là số lẻ, tối thiểu là 11 (mười một) người. Đối với cơ sở giáo dục có quy mô dưới 10 (mười) lớp, số lượng thành viên Hội đồng tối thiểu là 05 (năm) người;
- Cơ cấu Hội đồng bao gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư kí và các ủy viên Hội đồng. Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu; trong trường hợp người đứng đầu không được tham gia Hội đồng theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT và các trường hợp vắng mặt vì lý do bất khả kháng thì Chủ tịch Hội đồng là cấp phó của người đứng đầu. Phó Chủ tịch Hội đồng là cấp phó của người đứng đầu hoặc tổ trưởng tổ chuyên môn. Thư kí Hội đồng được chọn trong số các ủy viên Hội đồng.
Nguyên tắc làm việc của Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT có nêu rõ nguyên tắc làm việc của Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa như sau:
- Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, đúng pháp luật.
- Cuộc họp của Hội đồng được coi là hợp lệ khi có ít nhất 3/4 (ba phần tư) số thành viên tham gia, trong đó có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Thư kí Hội đồng.
- Kết quả của mỗi cuộc họp Hội đồng được lập thành biên bản, trong đó bao gồm đầy đủ các ý kiến của các thành viên và được công khai tại Hội đồng. Biên bản phải có chữ kí của Chủ tịch và Thư kí Hội đồng.
Nhiệm vụ của Hội đồng và các thành viên Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT có nêu rõ nhiệm vụ của Hội đồng và các thành viên Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa như sau:
Nhiệm vụ của Hội đồng
- Tổ chức thẩm định biên bản các cuộc họp của tổ chuyên môn; các phiếu nhận xét, đánh giá sách giáo khoa của giáo viên; danh mục sách giáo khoa do các tổ chuyên môn lựa chọn;
- Tổng hợp, đề xuất với người đứng đầu danh mục sách giáo khoa do các tổ chuyên môn lựa chọn sau khi đã thẩm định đạt yêu cầu theo quy định tại Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT.
Nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên Hội đồng
Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng:
- Chịu trách nhiệm về hoạt động của Hội đồng, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch làm việc của Hội đồng;
- Tổ chức thực hiện các hoạt động của Hội đồng được quy định tại khoản 1 Điều này; Phân công nhiệm vụ của Phó Chủ tịch Hội đồng, Thư ký Hội đồng và các Ủy viên Hội đồng (nội dung phân công được thể hiện bằng văn bản và được lưu trong hồ sơ làm việc của Hội đồng); Điều hành các cuộc họp của Hội đồng, chủ trì thông qua biên bản làm việc sau mỗi phiên họp của Hội đồng; kiến nghị bổ sung, thay đổi thành viên của Hội đồng (nếu cần);
- Xử lý theo thẩm quyền các tình huống phát sinh trong quá trình lựa chọn sách giáo khoa;
- Chịu trách nhiệm giải trình về việc lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục;
- Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy viên Hội đồng;
Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Chủ tịch Hội đồng:
- Thực hiện nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng phân công hoặc ủy quyền; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng về các nhiệm vụ được giao;
- Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy viên Hội đồng;
Nhiệm vụ và quyền hạn của Thư ký Hội đồng:
- Giúp Chủ tịch Hội đồng chuẩn bị nội dung, chương trình làm việc của Hội đồng;
- Lập biên bản làm việc của Hội đồng;
- Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy viên Hội đồng;
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy viên Hội đồng:
- Tham gia đầy đủ các phiên họp của Hội đồng; trường hợp vắng mặt phải có văn bản báo cáo và được Chủ tịch Hội đồng đồng ý;
- Thẩm định biên bản các cuộc họp của tổ chuyên môn, các phiếu nhận xét, đánh giá sách giáo khoa của giáo viên, danh mục sách giáo khoa do các tổ chuyên môn lựa chọn;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng phân công.
Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT có hiệu lực từ 12/02/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?
- Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số là gì? Quy mô hợp đồng tương lai chỉ số được xác định như thế nào?
- Kết quả của việc đánh giá rủi ro về an toàn trong hoạt động dầu khí được sử dụng vào mục đích gì?
- Tăng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp của cá nhân lên 15 lần theo quy định mới đúng không?
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?