Hướng dẫn sử dụng nguồn thu từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán tài sản trên đất để chi cho hoạt động đầu tư?
Nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 36 Luật Ngân sách nhà nước 2015 (được hướng dẫn bởi Điều 14 Nghị định 163/2016/NĐ-CP) quy định về nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương như sau:
“Điều 14. Nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương
1. Chi đầu tư phát triển:
a) Đầu tư xây dựng cơ bản cho các chương trình, dự án của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương theo các lĩnh vực được quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do nhà nước đặt hàng; các tổ chức kinh tế; các tổ chức tài chính của trung ương; đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
c) Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.
2. Chi dự trữ quốc gia.
3. Chi thường xuyên của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương được phân cấp trong các lĩnh vực:
a) Quốc phòng;
b) An ninh và trật tự an toàn xã hội;
c) Sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề;
d) Sự nghiệp khoa học và công nghệ;
đ) Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình;
e) Sự nghiệp văn hóa thông tin;
g) Sự nghiệp phát thanh, truyền hình, thông tấn;
h) Sự nghiệp thể dục thể thao;
i) Sự nghiệp bảo vệ môi trường;
k) Các hoạt động kinh tế: Lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản; giao thông; tài nguyên; phân giới cắm mốc biên giới; quy hoạch thương mại, du lịch; chi hoạt động nhập, xuất, bảo quản, bảo vệ, bảo hiểm hàng dự trữ quốc gia do nhà nước thực hiện; các hoạt động kinh tế khác;
l) Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam; Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam;
m) Hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở trung ương theo quy định của pháp luật;
n) Chi bảo đảm xã hội, bao gồm cả chi hỗ trợ thực hiện các chính sách xã hội theo quy định của pháp luật;
o) Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật.
4. Chi trả lãi, phí và chi phí phát sinh khác từ các khoản vay của Chính phủ.
5. Chi viện trợ.
6. Chi cho vay theo quy định của pháp luật.
7. Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính trung ương.
8. Chi chuyển nguồn của ngân sách trung ương sang năm sau.
9. Chi bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương.”
Theo đó, chi của ngân sách trung ương bao gồm:
- Chi đầu tư phát triển, chi dự trữ quốc gia, chi thường xuyên của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương; chi trả lãi, phí và chi phí phát sinh khác từ các khoản vay của Chính phủ;
- Chi viện trợ; chi cho vay theo quy định của pháp luật; chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính trung ương; chi chuyển nguồn của ngân sách trung ương sang năm sau; chi bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương.
Nguồn thu của ngân sách địa phương đến từ những nguồn nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 37 Luật Ngân sách nhà nước 2015 (được hướng dẫn bởi Điều 15 Nghị định 163/2016/NĐ-CP) quy định về nguồn thu của ngân sách địa phương như sau:
“Điều 15. Nguồn thu của ngân sách địa phương
1. Các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%:
a) Thuế tài nguyên, không kể thuế tài nguyên thu từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí;
b) Thuế sử dụng đất nông nghiệp;
c) Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp;
d) Tiền sử dụng đất;
đ) Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước, không kể tiền thuê đất, thuê mặt nước từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí;
e) Tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
g) Lệ phí môn bài;
h) Lệ phí trước bạ;
i) Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết, kể cả hoạt động xổ số điện toán;
k) Các khoản thu hồi vốn của ngân sách địa phương đầu tư tại các tổ chức kinh tế (bao gồm cả gốc và lãi); thu cổ tức, lợi nhuận được chia tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đại diện chủ sở hữu; thu phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp nhà nước do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đại diện chủ sở hữu;
l) Thu từ bán tài sản nhà nước, kể cả thu từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản trên đất, chuyển mục đích sử dụng đất do các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, các đơn vị sự nghiệp công lập, các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu đơn vị hoặc doanh nghiệp mà có vốn của ngân sách địa phương tham gia trước khi thực hiện cổ phần hóa, sắp xếp lại và các đơn vị, tổ chức khác thuộc địa phương quản lý;
m) Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho địa phương;
n) Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do các cơ quan nhà nước địa phương thực hiện, trường hợp được cấp có thẩm quyền cho khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập địa phương và doanh nghiệp nhà nước địa phương thực hiện, sau khi trừ phân được trích lại để bù đắp chi phí theo quy định của pháp luật;
o) Lệ phí do các cơ quan nhà nước địa phương thực hiện thu;
p) Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật do các cơ quan nhà nước địa phương quyết định thực hiện xử phạt, tịch thu;
q) Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước do các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc địa phương xử lý, sau khi trừ đi các chi phí theo quy định của pháp luật;
r) Thu từ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, cấp quyền khai thác tài nguyên nước phân ngân sách địa phương được hưởng theo quy định của pháp luật;
s) Tiền sử dụng khu vực biển đối với khu vực biển thuộc thẩm quyền giao của địa phương;
t) Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác;
u) Huy động đóng góp từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;
v) Thu từ quỹ dự trữ tài chính địa phương;
x) Thu kết dư ngân sách địa phương;
y) Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
2. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo quy định tại khoản 2 Điều 13 của Nghị định này.
3. Thu bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương.
4. Thu chuyển nguồn của ngân sách địa phương từ năm trước chuyển sang.”
Theo đó, nguồn thu của ngân sách địa phương bao gồm các nguồn thu được nêu ra ở bên trên.
Hướng dẫn sử dụng nguồn thu từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán tài sản trên đất chi cho hoạt động đầu tư? (Hình từ internet)
Hướng dẫn sử dụng nguồn thu từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán tài sản trên đất để chi cho hoạt động đầu tư?
Căn cứ theo hướng dẫn tại Mục 7 Công văn 5015/CV-TCT năm 2022 hướng dẫn về kế hoạch đối với nguồn thu chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán tài sản trên đất như sau:
“7. Về giao kế hoạch đối với nguồn thu chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán tài sản trên đất:
Do việc bán, chuyển nhượng quyền tài sản trên đất thực hiện thường xuyên, liên tục trong khi kế hoạch đầu tư công trung hạn thực hiện, phê duyệt ngay từ đầu kỳ, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn phức tạp, thiếu linh hoạt nên việc sử dụng nguồn này khi có khoản thu phát sinh rất khó khăn. Do đó, đề nghị hướng dẫn thực hiện đối với nguồn thu này.
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 36, 37 Luật NSNN 2015, Thu từ bán tài sản nhà nước, kể cả thu tiền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc trung ương và địa phương quản lý là nguồn thu NSNN. Việc thực hiện bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán tài sản trên đất phải được thực hiện trên cơ sở phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất được cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định tại Nghị định số 67/2001/NĐ-CP ngày 15/7/2021 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 107/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định việc sắp xếp, xử lý tài sản công.
Đồng thời, Nghị định này quy định “Số tiền nộp NSNN được sử dụng vào mục đích đầu tư phát triển và ưu tiên bố trí trong dự toán chi đầu tư phát triển của NSNN theo quy định của pháp luật về NSNN, pháp luật về đầu tư công và pháp luật khác có liên quan”.
Do đó, tại thời điểm xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn, các bộ, ngành và địa phương căn cứ vào phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để tính toán, báo cáo nguồn thu từ khoản này và đưa vào cân đối NSNN và dự kiến chi cho các nhiệm vụ chi đầu tư theo quy định từ nguồn bán chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán tài sản trên đất. Trong quá trình triển khai, thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn, trường hợp phát sinh nguồn thu và nhiệm vụ chỉ, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đề nghị bổ sung dự toán thu, chi ngân sách để Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định.”
Theo đó, tại thời điểm xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn, các bộ, ngành và địa phương căn cứ vào phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để tính toán, báo cáo nguồn thu từ khoản này và đưa vào cân đối ngân sách nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn 01 thẩm tra lý lịch đảng viên? Hướng dẫn thẩm tra lý lịch đảng viên mới nhất quy định những gì?
- Viết đoạn văn kể về một hoạt động ngoài trời mà em được chứng kiến hoặc tham gia lớp 3 chọn lọc?
- 5+ mẫu thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 online đẹp, chuyên nghiệp? Tạo thiệp thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 thế nào?
- Toàn bộ Công văn 7619-CV/BTCTW hướng dẫn khung Quy chế làm việc mẫu của cấp ủy cơ sở? Tải Công văn 7619?
- Ngày đẹp bao sái bàn thờ năm 2025? Bao sái bàn thờ năm 2025 ngày nào? Nghỉ tết 2025 người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày nghỉ hưởng nguyên lương?