Hướng dẫn phương pháp tính giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm đối với một số hành vi vi phạm của bên mua điện năm 2023?
- Hướng dẫn phương pháp tính giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng khi bên mua trì hoãn việc thực hiện hợp đồng đã ký gây thiệt hại cho bên bán điện?
- Tính giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng khi bên mua sử dụng điện sai mục đích có mức giá cao hơn mức giá đã thoả thuận như thế nào?
- Xác định giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng khi sử dụng quá công suất đã đăng ký trong biểu đồ phụ tải được ghi trong hợp đồng mua bán điện vào giờ cao điểm ra sao?
- Phương pháp xác định giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng khi bên mua chậm thanh toán tiền điện là gì?
Hướng dẫn phương pháp tính giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng khi bên mua trì hoãn việc thực hiện hợp đồng đã ký gây thiệt hại cho bên bán điện?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Thông tư 42/2022/TT-BCT quy định như sau:
Phương pháp tính giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm đối với hành vi vi phạm của bên mua điện
1. Trì hoãn việc thực hiện hợp đồng đã ký gây thiệt hại cho bên bán điện
a) Bồi thường cho bên bán điện bằng khoản thiệt hại trực tiếp mà bên bán điện phải chịu do hành vi vi phạm gây ra;
b) Phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng do hai bên thoả thuận trong hợp đồng mua bán điện và được căn cứ vào giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.
Giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm được xác định bằng giá trị sản lượng điện theo thoả thuận trong hợp đồng và được tính toán căn cứ vào công suất đăng ký, thời gian đăng ký mua điện trong ngày, giá điện ghi trong hợp đồng mua bán điện và số ngày trì hoãn được xác định từ thời điểm cam kết thực hiện hợp đồng cho đến thời điểm hợp đồng được thực hiện theo công thức sau:
T = A x g x n
Trong đó:
T: Giá trị phần hợp đồng bị vi phạm (đồng);
A: Điện năng ngày xác định căn cứ vào các thông số đăng ký trong hợp đồng mua bán điện (công suất nhân với thời gian mua điện trong ngày);
g: Giá điện (đ/kWh) để tính bồi thường, được tính theo giá cao nhất trong hợp đồng mua bán điện đã ký;
n: Số ngày trì hoãn.
Theo đó phương pháp tính giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng khi bên mua trì hoãn việc thực hiện hợp đồng đã ký gây thiệt hại cho bên bán điện được thực hiện như sau:
- Bên mua phải bồi thường cho bên bán bằng khoản thiệt hại trực tiếp mà bên bán điện phải chịu do hành vi vi phạm gây ra
- Đồng thời bên mua bị phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng do hai bên thoả thuận trong hợp đồng mua bán điện và được căn cứ vào giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.
Giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm được tính theo công thực như quy định trên.
Hướng dẫn phương pháp tính giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm đối với một số hành vi vi phạm của bên mua điện năm 2023?
Tính giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng khi bên mua sử dụng điện sai mục đích có mức giá cao hơn mức giá đã thoả thuận như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Thông tư 42/2022/TT-BCT quy định như sau:
Phương pháp tính giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm đối với hành vi vi phạm của bên mua điện
...
2. Sử dụng điện sai mục đích có mức giá cao hơn mức giá đã thoả thuận trong hợp đồng
a) Bồi thường thiệt hại cho bên bán điện bằng khoản tiền chênh lệch giá trong thời gian vi phạm mục đích sử dụng điện cộng với lãi suất của khoản tiền chênh lệch giá do hai bên thoả thuận trong hợp đồng. Trường hợp không xác định rõ thời điểm vi phạm mục đích sử dụng điện được tính với thời gian là 365 ngày;
b) Phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng do hai bên thoả thuận trong hợp đồng mua bán điện
Theo như quy định trên, phương pháp tính giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng khi bên mua sử dụng điện sai mục đích có mức giá cao hơn mức giá đã thoả thuận được quy định như sau:
- Bồi thường thiệt hại cho bên bán điện bằng khoản tiền chênh lệch giá trong thời gian vi phạm mục đích sử dụng điện cộng với lãi suất của khoản tiền chênh lệch giá do hai bên thoả thuận trong hợp đồng.
Trường hợp không xác định rõ thời điểm vi phạm mục đích sử dụng điện được tính với thời gian là 365 ngày;
- Đồng thời bên mua bị phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng do hai bên thoả thuận trong hợp đồng mua bán điện.
Xác định giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng khi sử dụng quá công suất đã đăng ký trong biểu đồ phụ tải được ghi trong hợp đồng mua bán điện vào giờ cao điểm ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Thông tư 42/2022/TT-BCT quy định như sau:
Phương pháp tính giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm đối với hành vi vi phạm của bên mua điện
....
3. Sử dụng quá công suất đã đăng ký trong biểu đồ phụ tải được ghi trong hợp đồng mua bán điện vào giờ cao điểm
a) Bên mua điện phải bồi thường thiệt hại cho bên bán điện trong trường hợp gây thiệt hại cho bên bán điện;
b) Mức phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng do hai bên thoả thuận trong hợp đồng và được căn cứ vào giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.
Giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm được xác định theo công thức sau:
T= ∆P x t x g
Trong đó:
T: Giá trị phần hợp đồng bị vi phạm (đồng);
∆P là phần công suất vi phạm trong giờ cao điểm bằng công suất sử dụng lớn nhất trừ công suất đăng ký trong biểu đồ phụ tải tại thời gian tương ứng;
t: Số giờ vi phạm thực tế (nếu dưới 01 giờ thì được tính là 01 giờ);
g: Giá bán điện trong giờ cao điểm theo biểu giá quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời gian tính bồi thường (đ/kWh).
Theo như quy định trên, phương pháp tính giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng khi sử dụng quá công suất đã đăng ký trong biểu đồ phụ tải được ghi trong hợp đồng mua bán điện vào giờ cao điểm như sau:
- Bên mua điện phải bồi thường thiệt hại cho bên bán điện trong trường hợp gây thiệt hại cho bên bán điện
- Mức phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng do hai bên thoả thuận trong hợp đồng và được căn cứ vào giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.
Giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng vi phạm được tính theo công thức theo quy định trên.
Phương pháp xác định giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng khi bên mua chậm thanh toán tiền điện là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 29 Thông tư 42/2022/TT-BCT quy định như sau:
Phương pháp tính giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm đối với hành vi vi phạm của bên mua điện
....
5. Chậm thanh toán tiền điện
a) Việc xử lý chậm thanh toán tiền điện thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 23 Luật Điện lực;
b) Phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng do hai bên thoả thuận trong hợp đồng.
Theo đó, giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng khi bên mua chậm thanh toán tiền điện được xác định như sau:
- Bên mua điện chậm trả tiền điện phải trả cả tiền lãi của khoản tiền chậm trả cho bên bán điện.
- Lãi suất của số tiền chậm trả hoặc thu thừa do các bên thoả thuận trong hợp đồng nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay cao nhất của ngân hàng mà bên bán điện có tài khoản ghi trong hợp đồng tại thời điểm thanh toán.
- Phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng do hai bên thoả thuận trong hợp đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?
- Mẫu giấy phép xây dựng điều chỉnh cho công trình không theo tuyến theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15?
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?