Hướng dẫn nghiệp vụ cho vay đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại các vùng khó khăn như thế nào?
Hộ gia đình sản xuất, kinh doanh ở vùng khó khăn được vay tối đa 100 triệu đồng đúng không?
Vừa qua, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã ban hành Công văn 5838/NHCS-TDSV năm 2023 hướng dẫn nghiệp vụ cho vay đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn theo Quyết định 17/2023/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 31/2007/QĐ-TTg
Theo đó, Mục 8 Công văn 5838/NHCS-TDSV năm 2023 có nội dung về mức vốn cho vay tối đa đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn là 100 triệu đồng/ người vay vốn.
Đối tượng và điều kiện vay vốn được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Mục 2 và Mục 4 Công văn 5838/NHCS-TDSV năm 2023 thì đối tượng và điều kiện vay vốn như sau:
- Đối tượng được vay vốn là các hộ gia đình theo quy định của pháp luật (bao gồm cả hộ gia đình làm kinh tế trang trại) thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong những lĩnh vực mà pháp luật không cấm tại vùng khó khăn theo quy định và đáp ứng đủ điều kiện vay vốn theo quy định.
Trong đó, điều kiện được vay vốn là:
+ Người vay vốn phải có dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh được Ủy ban nhân dân xã nơi thực hiện dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh xác nhận;
.+ Phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
+ Cư trú hợp pháp tại nơi thực hiện dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh;
+ Không thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Đặc biệt, người vay vốn không có dư nợ tại Ngân hàng Chính sách xã hội đối với các chương trình như:
++ Chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm theo quy định của pháp luật về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm;
++ Chương trình cho vay đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý theo quy định của pháp luật về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030, giai đoạn 1: từ năm 2021 đến năm 2025 và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có);
++ Các chương trình tín dụng cho vay khác đối với hộ gia đình để thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật (nếu có).
Hướng dẫn nghiệp vụ cho vay đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại các vùng khó khăn? (Hình từ internet)
Hồ sơ vay vốn gồm những giấy tờ nào?
Căn cứ tại Mục 12 Công văn 5838/NHCS-TDSV năm 2023 thì hồ sơ vay vốn gồm:
Hồ sơ do người vay vốn lập:
- Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay (mẫu số 01/TD đính kèm văn bản này);
- Giấy ủy quyền (Mẫu số 01/GUQ)
Hồ sơ do Tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) lập:
- Biên bản họp Tổ TK&VV (mẫu số 10C/TD)
- Danh sách tổ viên đề nghị vay vốn NHCSXH (mẫu số 03/TD)
Hồ sơ do NHCSXH nơi cho vay lập:
- Giấy đề nghị vay vốn kiếm phương án sử dụng vốn vay (mẫu số 01/TD) phần phê duyệt của ngân hàng
- Thông báo kết quả phê duyệt cho vay
Hồ sơ do NHCSXH nơi cho vay, người vay vốn cùng lập: Sổ vay vốn
Hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn được hỗ trợ vay vốn với mục đích gì?
Căn cứ tại Điều 6 Quyết định 31/2007/QĐ-TTg có quy định như sau:
Mục đích sử dụng vốn vay
1. Mua sắm vật tư, thiết bị, phương tiện phục vụ sản xuất; cây trồng, vật nuôi; sửa chữa, xây dựng mới nhà xưởng sản xuất, kinh doanh; xây dựng và cải tạo đồng ruộng, trang trại chăn nuôi; các nhu cầu về vệ sinh môi trường; thanh toán tiền thuê nhân công và các dịch vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh.
2. Góp vốn thực hiện các dự án hoặc phương án hợp tác sản xuất, kinh doanh.
3. Giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về nhà ở, điện thắp sáng và đào tạo tay nghề có liên quan mật thiết đến dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh.
Theo đó, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn được hỗ trợ vay vốn với mục đích sau:
- Mua sắm vật tư, thiết bị, phương tiện phục vụ sản xuất; cây trồng, vật nuôi; sửa chữa, xây dựng mới nhà xưởng sản xuất, kinh doanh; xây dựng và cải tạo đồng ruộng, trang trại chăn nuôi; các nhu cầu về vệ sinh môi trường; thanh toán tiền thuê nhân công và các dịch vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh.
- Góp vốn thực hiện các dự án hoặc phương án hợp tác sản xuất, kinh doanh.
- Giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về nhà ở, điện thắp sáng và đào tạo tay nghề có liên quan mật thiết đến dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh.
Xem chi tiết Công văn 5838/NHCS-TDSV năm 2023 tại đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?