Hướng dẫn mức chi đối với lực lượng và người tham gia chữa cháy rừng áp dụng từ ngày 15/07/2024?

Hướng dẫn mức chi đối với lực lượng và người tham gia chữa cháy rừng áp dụng từ ngày 15/07/2024?

Hướng dẫn mức chi đối với lực lượng và người tham gia chữa cháy rừng áp dụng từ ngày 15/07/2024?

Ngày 24/05/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 58/2024/NĐ-CP tải về về một số chính sách đầu tư trong lâm nghiệp.

Tại khoản 2 Điều 20 Nghị định 58/2024/NĐ-CP hướng dẫn mức chi dành cho việc chữa cháy rừng như sau:

- Chi tiền ăn đối với các lực lượng và những người tham gia chữa cháy rừng (bao gồm cả người hưởng lương và người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước) theo lệnh điều động, huy động của người có thẩm quyền tối đa bằng 0,4 ngày lương tối thiểu vùng/suất ăn.

- Người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy rừng và phục vụ chữa cháy rừng theo lệnh điều động, huy động được hưởng chế độ, chính sách theo quy định tại Điều 34 Nghị định 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.

Thời gian chữa cháy rừng được tính kể từ khi người tham gia chữa cháy rừng nhận được lệnh điều động, huy động tham gia chữa cháy đến khi đám cháy được dập tắt và có thông báo kết thúc thời gian chữa cháy của người có thẩm quyền huy động.

Khi chữa cháy rừng ở cách xa nơi cư trú, không có điều kiện đi, về hằng ngày thì được cấp huy động bố trí nơi ăn, nghỉ, hỗ trợ phương tiện, chi phí đi lại hoặc thanh toán tiền tàu xe một lần đi và về theo quy định chế độ công tác của Bộ Tài chính; được hỗ trợ tiền ăn theo mức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

- Chi cho việc mua nước uống cho người tham gia chữa cháy rừng, mua nhiên liệu (xăng, dầu), sửa chữa, bồi thường thiệt hại khi phương tiện, thiết bị được huy động, thuê để chữa cháy rừng. Đối với phương tiện, thiết bị của chủ sở hữu (trừ chủ rừng) được huy động tham gia chữa cháy rừng được thanh toán chi phí nhiên liệu, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại (nếu bị hư hỏng) theo quy định hiện hành.

Đồng thời, nguồn kinh phí được quy định tại khoản 3 Điều 20 Nghị định 58/2024/NĐ-CP như sau:

- Kinh phí cho các khoản quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 20 Nghị định 58/2024/NĐ-CP được sử dụng nguồn dự phòng ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước 2015, Luật Phòng, chống thiên tai 2013 và các nguồn lực tài chính hợp pháp khác theo thẩm quyền.

- Căn cứ vào hoạt động chữa cháy rừng và các chế độ, chính sách, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định cấp kinh phí từ nguồn ngân sách của địa phương và nguồn tài chính hợp pháp khác để xử lý các nhu cầu kinh phí cho chữa cháy rừng trên địa bàn ngoài dự toán chi hằng năm đã được phê duyệt.

- Căn cứ vào hoạt động chữa cháy rừng và các chế độ, chính sách, các bộ, ngành quyết định cấp kinh phí từ nguồn ngân sách của Bộ và nguồn tài chính hợp pháp khác để xử lý các nhu cầu kinh phí cho chữa cháy rừng đối với diện tích rừng do các bộ, ngành quản lý và đối với các đơn vị trực thuộc được huy động tham gia chữa cháy rừng ngoài dự toán chi hằng năm đã được phê duyệt.

Hướng dẫn mức chi đối với lực lượng và người tham gia chữa cháy rừng áp dụng từ ngày 15/07/2024?

Hướng dẫn mức chi đối với lực lượng và người tham gia chữa cháy rừng áp dụng từ ngày 15/07/2024? (Hình từ Internet)

Việc phòng cháy và chữa cháy rừng được thực hiện như thế nào?

Tại Điều 39 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng như sau:

- Chủ rừng phải lập và thực hiện phương án phòng cháy và chữa cháy rừng; chấp hành sự hướng dẫn, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Mọi trường hợp sử dụng lửa trong rừng, gần rừng để dọn nương rẫy, dọn đồng ruộng, chuẩn bị đất trồng rừng, đốt trước mùa khô hanh hoặc dùng lửa vì mục đích khác, người sử dụng lửa phải thực hiện các biện pháp phòng cháy và chữa cháy rừng.

- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tiến hành hoạt động trong rừng, xây dựng công trình ở trong rừng, ven rừng phải chấp hành quy định về phòng cháy và chữa cháy; thực hiện biện pháp phòng cháy và chữa cháy rừng của chủ rừng.

- Khi xảy ra cháy rừng, chủ rừng phải kịp thời chữa cháy rừng, thông báo ngay cho cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan; khắc phục hậu quả sau cháy rừng và báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm phối hợp chữa cháy rừng kịp thời.

- Trường hợp cháy rừng xảy ra trên diện rộng có nguy cơ gây thảm họa dẫn đến tình trạng khẩn cấp, việc chữa cháy rừng phải thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.

- Kiểm lâm chủ trì, phối hợp với lực lượng cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn hướng dẫn chủ rừng xây dựng phương án phòng cháy và chữa cháy rừng.

Nghị định 58/2024/NĐ-CP có hiệu lực khi nào?

Tại Điều 37 Nghị định 58/2024/NĐ-CP quy định về hiệu lực thi hành như sau:

Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 7 năm 2024.
2. Các văn bản, quy định sau đây hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành:
a) Các điểm a, d, đ, e, g và h khoản 1 Điều 91 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
...

Theo quy định trên, Nghị định 58/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 7 năm 2024.

Người tham gia chữa cháy rừng
Phòng cháy và chữa cháy rừng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nguyên tắc phòng cháy và chữa cháy rừng
Pháp luật
Nguồn kinh phí chữa cháy rừng lấy từ đâu? Mức chi kinh phí chữa cháy rừng được tính như thế nào?
Pháp luật
Thông báo nhanh khi có vụ cháy rừng xảy ra qua thư điện tử được không? Vụ cháy rừng có nhiều lực lượng tham gia thì người chỉ huy là ai?
Pháp luật
Mẫu phương án phòng cháy và chữa cháy rừng được quy định như thế nào? Chủ rừng có bắt buộc phải lập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng không?
Pháp luật
Hướng dẫn mức chi đối với lực lượng và người tham gia chữa cháy rừng áp dụng từ ngày 15/07/2024?
Pháp luật
Ai có trách nhiệm thực hiện phương án phòng cháy và chữa cháy rừng? Trường hợp không lập có bị xử phạt hay không?
Pháp luật
Chủ rừng là tổ chức có phải lập đội phòng cháy chữa cháy và lập báo cáo định kỳ về phòng cháy chữa cháy hay không?
Pháp luật
Đốt nương rẫy để chuẩn bị đất trồng rừng vào 10 giờ sáng có được không? Trước khi đốt phải thông báo với ai?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người tham gia chữa cháy rừng
1,603 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người tham gia chữa cháy rừng Phòng cháy và chữa cháy rừng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người tham gia chữa cháy rừng Xem toàn bộ văn bản về Phòng cháy và chữa cháy rừng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào