Hướng dẫn mới nhất cách thanh toán từ nguồn ngân sách nhà nước hoàn trả chi phí phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19?
- Lập dự toán ngân sách nhà nước thanh toán hoàn trả các chi phí phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 như thế nào?
- Kiểm soát thanh toán và hồ sơ kiểm soát chi kinh phí hoàn trả phòng, chống dịch COVID-19 như thế nào?
- Hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh COVID-19 do các cơ sở y tế tư nhân như thế nào?
Lập dự toán ngân sách nhà nước thanh toán hoàn trả các chi phí phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 29/2022/NĐ-CP quy định về lập dự toán ngân sách nhà nước thanh toán hoàn trả các chi phí phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 như sau:
- Cơ quan, đơn vị (bao gồm cả cơ sở thu dung, điều trị COVID-19, bệnh viện chủ quản) có trách nhiệm lập dự toán chi từ nguồn ngân sách nhà nước để hoàn trả các chi phí phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo phân công của cơ quan có thẩm quyền thuộc phạm vi thanh toán theo quy định từ nguồn ngân sách nhà nước mà cơ sở y tế công lập đã sử dụng từ nguồn tài chính của đơn vị (không bao gồm nguồn tài trợ, viện trợ) hoặc chưa thanh toán cho nhà cung cấp, chưa thanh toán cho các đối tượng thụ hưởng, gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp tổng hợp gửi đơn vị dự toán cấp I theo phân cấp ngân sách hiện hành. Thời gian hoàn thành trước ngày 01 tháng 9 năm 2022;
- Đơn vị dự toán cấp I tổng hợp kinh phí đã chi từ nguồn ngân sách nhà nước để hoàn trả các chi phí phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo phân công của cơ quan có thẩm quyền thuộc phạm vi thanh toán theo quy định từ nguồn ngân sách nhà nước mà cơ sở y tế công lập đã sử dụng từ nguồn tài chính của đơn vị (không bao gồm nguồn tài trợ, viện trợ) hoặc chưa thanh toán cho nhà cung cấp, chưa thanh toán cho các đối tượng thụ hưởng gửi Bộ Tài chính (đối với các cơ sở do trung ương thành lập), cơ quan tài chính cùng cấp (đối với các cơ sở do địa phương thành lập) để trình cấp có thẩm quyền xem xét, bổ sung dự toán theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Thời gian hoàn thành trước ngày 01 tháng 10 năm 2022;
- Đối với trường hợp cơ quan, đơn vị đã được giao dự toán kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19: Cơ quan có thẩm quyền giao dự toán cho đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước phải ghi rõ số dự toán kinh phí hoàn trả đơn vị đã ứng trước, kinh phí chưa thanh toán cho nhà cung cấp, chưa thanh toán cho các đối tượng thụ hưởng gửi cơ quan tài chính cùng cấp, kho bạc nhà nước để thực hiện kiểm soát, thanh toán.
- Căn cứ vào dự toán được cấp có thẩm quyền giao, cơ quan quản lý cấp trên phân bổ và giao dự toán cho cơ sở thu dung, điều trị COVID-19, bệnh viện chủ quản thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Cơ quan có thẩm quyền giao dự toán cho đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước phải ghi rõ số dự toán kinh phí hoàn trả đơn vị đã ứng trước, kinh phí chưa thanh toán cho nhà cung cấp, chưa thanh toán cho các đối tượng thụ hưởng. Quyết định giao dự toán kinh phí hoàn trả phải được gửi đến cơ quan tài chính cùng cấp, kho bạc nhà nước để thực hiện kiểm soát, thanh toán.
- Việc quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu kinh phí phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định của pháp luật.
Hướng dẫn thanh toán từ nguồn ngân sách nhà nước hoàn trả chi phí phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 năm 2022?
Kiểm soát thanh toán và hồ sơ kiểm soát chi kinh phí hoàn trả phòng, chống dịch COVID-19 như thế nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 6 Nghị định 29/2022/NĐ-CP quy định về việc kiểm soát thanh toán và hồ sơ kiểm soát chi kinh phí hoàn trả phòng, chống dịch COVID-19 như sau:
- Đối với kinh phí hoàn trả các chi phí phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 mà cơ sở y tế công lập đã sử dụng từ nguồn tài chính của đơn vị:
+ Đối với cơ sở thu dung, điều trị COVID-19: Căn cứ dự toán được giao kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên (trong đó có dự toán kinh phí hoàn trả đã ứng trước) của cơ sở thu dung, điều trị COVID-19, bệnh viện chủ quản có trách nhiệm lập Bảng kê tổng chi phí kinh phí hoạt động thường xuyên của cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 đã chi và gửi kho bạc nhà nước nơi giao dịch.
+ Bảng kê tổng chi phí kinh phí hoạt động thường xuyên của cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 đã chi theo từng nội dung chi theo mẫu quy định tại Phụ lục II, Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này bao gồm: (i) số kinh phí đã chi trả; (ii) số kinh phí được nguồn quỹ bảo hiểm y tế thanh toán và chi từ nguồn chi trả của người bệnh, nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật; (iii) Số kinh phí đơn vị đã chi trả từ nguồn thu sự nghiệp của đơn vị; (iv) Số kinh phí ngân sách nhà nước phải chi trả (bằng số kinh phí đã chi trả trừ đi số kinh phí được nguồn quỹ bảo hiểm y tế thanh toán và chi từ nguồn chi trả của người bệnh, nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật).
+ Kho bạc nhà nước nơi giao dịch căn cứ dự toán được cấp có thẩm quyền giao (trong đó có dự toán hoàn trả), văn bản phân công của cơ quan có thẩm quyền và Bảng kê tổng chi phí kinh phí hoạt động thường xuyên của cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 đã chi để thực hiện rút dự toán chuyển sang tài khoản tiền gửi thu sự nghiệp của cơ sở thu dung, điều trị COVID-19, bệnh viện chủ quản mở tại kho bạc nhà nước. Cơ sở thu dung, điều trị COVID-19, bệnh viện chủ quản chịu trách nhiệm về tính chính xác của số kinh phí phòng, chống dịch COVID-19 đã kê trên Bảng kê tổng hợp chi phí kinh phí phòng, chống dịch COVID-19 đồng thời chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí theo quy định của pháp luật.
- Đối với các cơ quan, đơn vị còn lại: Căn cứ nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, cơ quan, đơn vị có trách nhiệm lập Bảng kê tổng hợp chi phí kinh phí phòng, chống dịch COVID-19 đã chi theo quy định thuộc phạm vi thanh toán từ nguồn ngân sách nhà nước (lập theo từng nội dung chi) gửi kho bạc nhà nước nơi giao dịch.
Kho bạc nhà nước nơi giao dịch căn cứ dự toán được cấp có thẩm quyền giao (trong đó có nội dung dự toán hoàn trả) và Bảng kê tổng chi phí kinh phí hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 đã chi để thực hiện rút dự toán chuyển sang tài khoản tiền gửi thu sự nghiệp của cơ quan, đơn vị mở tại kho bạc nhà nước. Cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm về tính chính xác của số kinh phí phòng, chống dịch COVID-19 đã kê trên bảng kê tổng hợp chi phí kinh phí phòng, chống dịch COVID-19 (kèm theo các quyết định, văn bản có liên quan), đồng thời chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí theo quy định của pháp luật.
- Đối với kinh phí hoàn trả các chi phí phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 cho nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ và cho các đối tượng thụ hưởng:
Kho bạc nhà nước kiểm soát căn cứ dự toán được cấp có thẩm quyền giao (trong đó có nội dung dự toán hoàn trả), văn bản phân công của cơ quan có thẩm quyền và hồ sơ kiểm soát chi kinh phí chi phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực kho bạc nhà nước (sau đây gọi tắt là Nghị định số 11/2020/NĐ-CP), Thông tư số 62/2020/TT-BTC ngày 22 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước (sau đây gọi tắt là Thông tư số 62/2020/TT-BTC).
Hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh COVID-19 do các cơ sở y tế tư nhân như thế nào?
Căn cứ khoản 5 Điều 6 Nghị định 29/2022/NĐ-CP quy định về hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh COVID-19 do các cơ sở y tế tư nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh giao nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý, chăm sóc sức khỏe, điều trị COVID-19:
- Lập dự toán kinh phí hoàn trả:
+ Cơ sở y tế tư nhân được giao nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý, chăm sóc sức khỏe, điều trị COVID-19 có trách nhiệm tổng hợp kinh phí đã chi khám bệnh, chữa bệnh COVID-19 thuộc phạm vi thanh toán từ nguồn ngân sách nhà nước gửi Sở Y tế.
+ Sở Y tế có trách nhiệm thẩm định và tổng hợp kinh phí đã chi khám bệnh, chữa bệnh COVID-19 thuộc phạm vi thanh toán từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định gửi Sở Tài chính.
+ Sở Tài chính có trách nhiệm thẩm định và tổng hợp kinh phí đã chi khám bệnh, chữa bệnh COVID-19 thuộc phạm vi thanh toán từ nguồn ngân sách nhà nước đã được Sở Y tế thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét, bổ sung dự toán theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
- Kho bạc nhà nước kiểm soát, thanh toán trên cơ sở dự toán, quyết định giao nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh hoặc hợp đồng hoặc biên bản nghiệm thu giữa Sở Y tế và cơ sở y tế tư nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh giao nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý, chăm sóc sức khỏe, điều trị COVID-19.
Như vậy, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?