Hướng dẫn miễn chấp hành hình phạt Điều 62 Bộ luật Hình sự trường hợp mắc bệnh hiểm nghèo, lập công, lập công lớn, chấp hành tốt pháp luật ra sao?

Hướng dẫn miễn chấp hành hình phạt Điều 62 Bộ luật Hình sự trường hợp mắc bệnh hiểm nghèo, lập công, lập công lớn, chấp hành tốt pháp luật ra sao?

Các trường hợp được miễn chấp hành hình phạt quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 62 Bộ luật Hình sự 2015 quy định các trường hợp được miễn chấp hành hình phạt như sau:

(1) Người bị kết án được miễn chấp hành hình phạt khi được đặc xá hoặc đại xá.

(2) Người bị kết án cải tạo không giam giữ hoặc tù có thời hạn đến 03 năm chưa chấp hành hình phạt thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành hình phạt, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Sau khi bị kết án đã lập công;

- Mắc bệnh hiểm nghèo;

- Chấp hành tốt pháp luật, có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và xét thấy người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.

(3) Người bị kết án phạt tù có thời hạn trên 03 năm, chưa chấp hành hình phạt nếu đã lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành toàn bộ hình phạt.

(4) Người bị kết án phạt tù đến 03 năm, đã được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt, nếu trong thời gian được tạm đình chỉ mà đã lập công hoặc chấp hành tốt pháp luật, hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và xét thấy người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.

(5) Người bị kết án phạt tiền đã tích cực chấp hành được một phần hình phạt nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra mà không thể tiếp tục chấp hành được phần hình phạt còn lại hoặc lập công lớn, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành phần tiền phạt còn lại.

(6) Người bị phạt cấm cư trú hoặc quản chế, nếu đã chấp hành được một phần hai thời hạn hình phạt và cải tạo tốt, thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự cấp huyện nơi người đó chấp hành hình phạt, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.

Chú ý: Người được miễn chấp hành hình phạt vẫn phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ dân sự do Tòa án tuyên trong bản án.

Hướng dẫn miễn chấp hành hình phạt Điều 62 Bộ luật Hình sự trường hợp mắc bệnh hiểm nghèo, lập công, lập công lớn, chấp hành tốt pháp luật ra sao?

Hướng dẫn miễn chấp hành hình phạt Điều 62 Bộ luật Hình sự trường hợp mắc bệnh hiểm nghèo, lập công, lập công lớn, chấp hành tốt pháp luật ra sao? (Hình từ Internet)

Thế nào là mắc bệnh hiểm nghèo, lập công, lập công lớn, chấp hành tốt pháp luật?

Căn cứ theo Điều 2 Nghị quyết 03/2024/NQ-HĐTP hướng dẫn như sau:

(1) “Lập công” là trường hợp người bị kết án có hành động giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện, truy bắt, điều tra tội phạm; cứu, giúp được người khác trong tình thế hiểm nghèo hoặc cứu được tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên của Nhà nước, tập thể, cá nhân trong thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn hoặc sự kiện bất khả kháng khác; có sáng kiến, phát minh, sáng chế hoặc có thành tích xuất sắc trong lao động, học tập, chiến đấu, công tác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng, xác nhận.

(2) “Lập công lớn” là trường hợp người bị kết án đã giúp cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện, truy bắt, điều tra, xử lý tội phạm không liên quan đến tội phạm mà họ bị buộc tội; cứu được người khác trong tình thế hiểm nghèo hoặc cứu được tài sản có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên của Nhà nước, tập thể, cá nhân trong thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn hoặc sự kiện bất khả kháng khác; có sáng kiến, phát minh, sáng chế hoặc có thành tích xuất sắc trong lao động, học tập, chiến đấu, công tác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng, xác nhận.

(3) “Mắc bệnh hiểm nghèo” là trường hợp người bị kết án đang bị bệnh nguy hiểm đến tính mạng, khó có phương thức chữa trị (ví dụ: ung thư giai đoạn cuối, nhiễm HIV đã chuyển giai đoạn lâm sàng IV, lao nặng độ 4 kháng thuốc, xơ gan cổ chướng, suy tim độ III trở lên, suy thận độ IV trở lên) hoặc mắc bệnh khác dẫn đến không có khả năng tự phục vụ bản thân, tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong cao.

(4) “Chấp hành tốt pháp luật” là trường hợp người bị kết án được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú, đơn vị quân đội được giao quản lý người đó xác nhận đã chấp hành đúng và đầy đủ nội quy, quy chế; chủ trương, chính sách của Đảng; pháp luật của Nhà nước tại nơi cư trú.

* Chú ý:

- “Không còn nguy hiểm cho xã hội nữa” được chứng minh bằng việc họ đã hoàn lương, chăm chỉ làm ăn, tham gia các hoạt động xã hội hoặc họ đã quá già yếu, mắc bệnh hiểm nghèo không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa.

- “Hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn” là trường hợp người bị kết án là lao động duy nhất trong gia đình, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi gia đình người đó cư trú xác nhận là đúng và thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Gia đình của người bị kết án gặp tai nạn, ốm đau, thiên tai, hỏa hoạn hoặc sự kiện bất khả kháng dẫn đến không còn tài sản gì đáng kể, không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng dưới mức chuẩn hộ nghèo;

+ Bố, mẹ, vợ, chồng, con của người bị kết án ốm đau kéo dài mà không có người chăm sóc.

Hướng dẫn miễn chấp hành hình phạt Điều 62 Bộ luật Hình sự ra sao?

Căn cứ theo Điều 4 Nghị quyết 03/2024/NQ-HĐTP hướng dẫn về miễn chấp hành hình phạt quy định tại Điều 62 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

- Người bị kết án cải tạo không giam giữ hoặc tù có thời hạn chưa chấp hành hình phạt quy định tại khoản 2, 3 Điều 62 Bộ luật Hình sự 2015 là trường hợp họ đã có quyết định thi hành án nhưng chưa chấp hành án.

- Người bị kết án phạt tiền đã tích cực chấp hành được một phần hình phạt quy định tại khoản 5 Điều 62 Bộ luật Hình sự 2015 là trường hợp họ đã chấp hành được ít nhất một phần ba mức hình phạt tiền.

- Người bị phạt cấm cư trú hoặc quản chế cải tạo tốt quy định tại khoản 6 Điều 62 Bộ luật Hình sự 2015 là trường hợp họ chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, hối cải, tích cực lao động, học tập và được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi họ cư trú có văn bản xác nhận.

Miễn chấp hành hình phạt
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hướng dẫn miễn chấp hành hình phạt Điều 62 Bộ luật Hình sự trường hợp mắc bệnh hiểm nghèo, lập công, lập công lớn, chấp hành tốt pháp luật ra sao?
Pháp luật
Trộm 700 triệu đồng thì có được miễn chấp hành hình phạt tù khi lập công lớn trên đường tẩu thoát không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Miễn chấp hành hình phạt
Nguyễn Thị Minh Hiếu Lưu bài viết
835 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Miễn chấp hành hình phạt

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Miễn chấp hành hình phạt

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào