Hướng dẫn hồ sơ đề nghị thanh toán hoàn thành việc xử lý tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch từ 08/8/2022?
Những chi phí nào liên quan tới xử lý tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 23 Nghị định 43/2022/NĐ-CP quy định về việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch quy định về những chi phí liên quan tới xử lý tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch cụ thể như sau:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được số tiền xử lý tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch quy định tại Mục 5 Chương này, cơ quan, đơn vị được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch có tài sản xử lý (là cơ quan, đơn vị được giao quản lý tài sản) thực hiện nộp toàn bộ số tiền nhận được vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước do Sở Tài chính làm chủ tài khoản.
Tài khoản tạm giữ được theo dõi chi tiết đối với từng cơ quan, đơn vị có tài sản xử lý.
Căn cứ đề nghị của cơ quan, đơn vị có tài sản xử lý cơ quan chuyên môn về cấp nước sạch lập dự toán đối với các khoản chi phí liên quan đến việc xử lý tài sản, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
Chi phí có liên quan đến việc xử lý tài sản gồm:
- Chi phí kiểm kê, đo vẽ.
- Chi phí phá dỡ, hủy bỏ.
- Chi phí hợp lý khác có liên quan.
Hướng dẫn hồ sơ đề nghị thanh toán hoàn thành việc xử lý tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch từ 08/8/2022?
Mức chi liên quan đến việc xử lý tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch?
Đối với quy định về mức chi liên quan tới việc xử lý tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch thì tại khoản 4 Điều 23 Nghị định 43/2022/NĐ-CP quy định về việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch quy định cụ thể như sau:
- Đối với các nội dung chi đã có tiêu chuẩn, định mức, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì thực hiện theo tiêu chuẩn, định mức và chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
- Đối với các nội dung thuê dịch vụ liên quan đến xử lý tài sản được thực hiện theo Hợp đồng ký giữa cơ quan, đơn vị có tài sản xử lý và đơn vị cung cấp dịch vụ. Việc lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ liên quan đến xử lý tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Đối với các nội dung chi ngoài phạm vi quy định tại điểm a, điểm b khoản này, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có tài sản xử lý quyết định mức chi, bảo đảm phù hợp với chế độ quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước trong phạm vi dự toán được giao và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Hồ sơ đề nghị thanh toán hoàn thành việc xử lý tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch gồm những gì?
Đối với quy định về hồ sơ đề nghị thanh toán hoàn thành việc xử lý tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch thì tại khoản 5 Điều 23 Nghị định 43/2022/NĐ-CP quy định về việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch quy định cụ thể như sau:
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc xử lý tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch, cơ quan, đơn vị có tài sản xử lý có trách nhiệm lập 01 bộ hồ sơ đề nghị thanh toán gửi chủ tài khoản tạm giữ để chi trả. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có tài sản xử lý chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của khoản chi đề nghị thanh toán. Hồ sơ đề nghị thanh toán gồm:
- Văn bản đề nghị thanh toán của cơ quan, đơn vị có tài sản xử lý (trong đó nêu rõ số tiền thu được từ việc xử lý tài sản, tổng chi phí xử lý tài sản, thông tin về tài khoản tiếp nhận thanh toán) kèm theo bảng kê chi tiết các khoản chi: 01 bản chính.
- Quyết định xử lý tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền: 01 bản sao.
- Hồ sơ, giấy tờ chứng minh cho các khoản chi như: dự toán chi được duyệt; chi phí kiểm kê, phá dỡ; hóa đơn, phiếu thu tiền (nếu có): 01 bản sao.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, chủ tài khoản tạm giữ có trách nhiệm cấp tiền cho cơ quan, đơn vị có tài sản xử lý để thực hiện chi trả các khoản chi phí có liên quan đến việc xử lý tài sản.
Định kỳ hàng quý, chủ tài khoản tạm giữ thực hiện nộp số tiền còn lại đối với các khoản thu từ xử lý tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch đã hoàn thành việc thanh toán chi phí vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Trường hợp số tiền thu được từ xử lý tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch không đủ bù đắp chi phí thì phần còn thiếu được chi từ dự toán ngân sách nhà nước và nguồn kinh phí hợp pháp khác của cơ quan, đơn vị có tài sản xử lý.
Nghị định 43/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 08/8/2022.
Tải mẫu giấy đề nghị thanh toán mới nhất 2023: Tại Đây
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?