Hướng dẫn hạch toán kế toán với hoạt động kinh doanh mua bán nợ? Hạch toán chi phí phát sinh từ việc mua khoản nợ như thế nào?
- Hạch toán kế toán với hoạt động mua khoản nợ được thực hiện như thế nào?
- Hạch toán kế toán chi phí phát sinh từ việc mua khoản nợ và trích lập dự phòng được thực hiện như thế nào?
- Hướng dẫn kế toán giảm khoản đầu tư và xác định doanh thu, chi phí được trừ để tính thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp?
Hạch toán kế toán với hoạt động mua khoản nợ được thực hiện như thế nào?
Theo hướng dẫn tại Mục 1 Công văn 8062/BTC-QLKT năm 2022 về hướng dẫn hạch toán kế toán với hoạt động kinh doanh mua bán nợ như sau:
- Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp quy định: các loại chứng khoán và công cụ tài chính nắm giữ vì mục đích kinh doanh (mua đi bán lại nhằm mục đích kiếm lời) sẽ được theo dõi và phản ánh vào Tài khoản 121 - Chứng khoán kinh doanh.
- Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 26 Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp quy định: các khoản đầu tư mua với mục đích nắm giữ đến ngày đáo hạn (nắm giữ đến thời hạn đế thu lãi) sẽ được theo dõi và phản ánh trên Tài khoản 128 - Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn.
Như vậy, trường hợp Công ty có giao dịch mua nợ theo Hợp đồng thì tại thời điểm mua khoản nợ, Công ty phải xác định mục đích mua khoản nợ đó để kinh doanh (với mục đích mua đi bán lại để kiếm lời theo Điều 15 Thông tư 200/2014/TT-BTC) hay là nắm giữ đến ngày đáo hạn (với mục đích nắm giữ khoản nợ cho đến khi được khách hàng thanh toán theo hợp đồng nợ vay theo Điều 16 Thông tư 200/2014/TT-BTC). Tùy vào mục đích của việc mua lại khoản nợ, kế toán sẽ hạch toán như sau:
(1) Trường hợp mua khoản nợ với mục đích kinh doanh, thì khi mua khoản nợ doanh nghiệp ghi tăng giá trị chứng khoán kinh doanh và hạch toán vào Tài khoản 121- Chứng khoán kinh doanh.
Khi bán khoản nợ cho các đơn vị khác, doanh nghiệp ghi nhận lãi vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc ghi nhận lỗ vào chi phí tài chính.
(2) Trường hợp mua khoản nợ với mục đích nắm giữ đến ngày đáo hạn thì doanh nghiệp sẽ ghi tăng giá trị khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn và hạch toán vào Tài khoản 128 - Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn.
Định kỳ khi thu lãi cho vay doanh nghiệp hạch toán là doanh thu tài chính. Khi đáo hạn khoản vay, doanh nghiệp được nhận lại gốc cho vay (theo hợp đồng gốc) và phản ánh số chênh lệch giữa số tiền nhận được với giá trị ghi sổ của khoản đầu tư (theo giá mua) là doanh thu tài chính (nếu lãi) hoặc chi phí tài chính (nếu lỗ).
Hướng dẫn hạch toán kế toán với hoạt động kinh doanh mua bán nợ? Hạch toán chi phí phát sinh từ việc mua khoản nợ như thế nào? (Hình từ internet)
Hạch toán kế toán chi phí phát sinh từ việc mua khoản nợ và trích lập dự phòng được thực hiện như thế nào?
* Hoạch toán kết toán chi phí phát sinh từ việc mua khoản nợ:
Theo hướng dẫn tại Mục 2 Công văn 8062/BTC-QLKT năm 2022 về hướng dẫn hạch toán kế toán với hoạt động kinh doanh mua bán nợ: Đối với các chi phí liên quan trực tiếp đến việc mua khoản nợ (như phí môi giới, phí giao dịch...), kế toán ghi nhận và giá gốc khoản nợ đã mua.
* Trích lập dự phòng theo quy định của kế toán:
Theo hướng dẫn tại Mục 3 Công văn 8062/BTC-QLKT năm 2022 về hướng dẫn hạch toán kế toán với hoạt động kinh doanh mua bán nợ:
- Trường hợp khoản đầu tư được phân loại là nắm giữ đến ngày đáo hạn:
Theo điểm 3.6 Điều 16 Thông tư 200/2014/TT-BTC thì không lập dự phòng cho khoản này mà khi có bằng chứng cho thấy một phần hoặc toàn bộ khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn có thể không thu hồi được, doanh nghiệp phải đánh giá khả năng, xác định giá trị khoản đầu tư có thể thu hồi.
Nếu khoản tổn thất được xác định một cách đáng tin cậy, doanh nghiệp phải ghi nhận khoản tổn thất (là phần chênh lệch giữa giá trị có thể thu hồi nhỏ hơn giá trị ghi sổ của khoản đầu tư) vào chi phí tài chính.
- Trường hợp khoản đầu tư được phân loại là nắm giữ cho mục đích kinh doanh: Theo quy định tại khoản 1.2 Điều 45 Thông tư 200/2014/TT-BTC thì nếu doanh nghiệp có bằng chứng chắc chắn cho thấy giá trị thị trường của các loại chứng khoán kinh doanh bị giảm so với giá trị ghi sổ thì doanh nghiệp được trích lập dự phòng và tính vào chi phí tài chính.
Như vậy cả 2 trường hợp đều ghi nhận khoản tổn thất vào chi phí tài chính, chỉ khác cách thức trình bày trên báo cáo tài chính (lập dự phòng thi không ghi trực tiếp khoản tổn thất làm giảm giá gốc của khoản đầu tư).
Hướng dẫn kế toán giảm khoản đầu tư và xác định doanh thu, chi phí được trừ để tính thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp?
Theo hướng dẫn tại Mục 4, Mục 5 Công văn 8062/BTC-QLKT năm 2022 hướng dẫn như sau:
* Kế toán giảm khoản đầu tư: Trường hợp Công ty không có khả năng thanh toán cho bên bán khoản nợ thì căn cứ vào giá trị khoản nợ đã trả lại cho bên bán, kế toán ghi giảm giá trị khoản đầu tư, giảm khoản phải trả người bán tương ứng với giá trị khoản nợ đã trả lại.
* Xác định doanh thu, chi phí được trừ để tính thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp: Việc xác định doanh thu, chi phí được trừ để tính thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về thuế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm giám đốc công ty? Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên file word?
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?