Hướng dẫn giải quyết gây rối trật tự công cộng làm cản trở đến trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo Thông tư 69/2024?
- Hướng dẫn giải quyết gây rối trật tự công cộng làm cản trở đến trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo Thông tư 69/2024?
- Trang thiết bị, phương tiện, vũ khí, công cụ hỗ trợ của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông thế nào?
- Căn cứ dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm tra, kiểm soát gồm những gì?
Hướng dẫn giải quyết gây rối trật tự công cộng làm cản trở đến trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo Thông tư 69/2024?
Căn cứ tại Điều 21 Thông tư 69/2024/TT-BCA có hướng dẫn giải quyết trường hợp xảy ra gây rối trật tự công cộng làm cản trở đến trật tự, an toàn giao thông đường bộ như sau:
- Sử dụng thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để ghi nhận lại sự việc; đình chỉ ngay hành vi, thu hồi hung khí (nếu có), kiểm tra giấy tờ tùy thân của những người có liên quan, phối hợp tổ chức cấp cứu người bị nạn (nếu có); phối hợp với các lực lượng chức năng áp dụng các biện pháp nghiệp vụ theo quy định, không để xảy ra tình huống phức tạp về an ninh, trật tự.
- Giải tán đám đông (nếu có).
- Lập biên bản ghi nhận vụ việc và yêu cầu những người có liên quan về trụ sở Công an hoặc chính quyền địa phương nơi gần nhất để giải quyết.
- Trường hợp người vi phạm cố tình không chấp hành yêu cầu của Cảnh sát, dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực chống người thi hành công vụ thì thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ theo quy định.
Đồng thời, sử dụng thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc thiết bị có chức năng ghi âm, ghi hình để ghi nhận lại sự việc gây rối trật tự công cộng làm cản trở đến trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Nếu gây ùn tắc giao thông thì xử lý theo quy định tại Điều 17 Thông tư 69/2024/TT-BCA.
Trường hợp vụ gây rối trật tự công cộng làm cản trở đến trật tự, an toàn giao thông đường bộ nghiêm trọng vượt quá khả năng giải quyết thì báo cáo ngay chỉ huy đơn vị để chỉ đạo; đồng thời, thông báo kịp thời cho Công an, chính quyền địa phương nơi xảy ra vụ việc biết để phối hợp giải quyết.
Trên đây là hướng dẫn giải quyết gây rối trật tự công cộng làm cản trở đến trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Hướng dẫn giải quyết gây rối trật tự công cộng làm cản trở đến trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo Thông tư 69/2024? (Hình từ internet)
Trang thiết bị, phương tiện, vũ khí, công cụ hỗ trợ của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông thế nào?
Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 69/2024/TT-BCA có quy định về trang thiết bị, phương tiện, vũ khí, công cụ hỗ trợ của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông như sau:
- Ngoài trang phục, trang thiết bị, phương tiện quy định cho Cảnh sát giao thông, Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông được trang bị:
+ Còi, gậy chỉ huy giao thông, găng tay trắng, áo phản quang, đèn pin, áo mưa Cảnh sát giao thông và ủng đi mưa;
+ Xe môtô, khóa số tám, súng ngắn, bao súng, bộ đàm cầm tay, dây micrô bộ đàm, micrô bộ đàm, gậy điện, loa pin cầm tay và hộp sơn đánh dấu hiện trường;
+ Thiết bị thông minh hỗ trợ chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ đã được cơ quan có thẩm quyền kiểm định an toàn và được Bộ Công an trang cấp hoặc cho phép sử dụng;
+ Các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ khác theo quy định của Bộ Công an.
- Việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ phải thực hiện theo quy định của pháp luật và Bộ Công an.
- Vị trí đeo vũ khí, công cụ hỗ trợ của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông thực hiện theo mẫu số 02A, 02B và 02C ban hành kèm theo Thông tư 69/2024/TT-BCA.
- Việc trang bị bục điều khiển giao thông và ô che mưa, che nắng tại các nút giao thông
+ Bục điều khiển giao thông có hình lăng trụ tròn hoặc lục lăng, được sơn màu trắng, có mũi tên dẫn hướng màu xanh ở giữa các mặt xung quanh thân bục;
+ Ô che mưa, che nắng làm bằng chất liệu vải màu vàng có in lô gô Cảnh sát giao thông và chữ “CSGT”; chất liệu khung, chân đế phải bảo đảm chắc chắn, dễ di chuyển, tháo lắp, sửa chữa và thay thế;
+ Việc quy định cụ thể kích thước, hình dáng và trang bị bục điều khiển giao thông, ô che mưa, che nắng do Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Giám đốc Công an cấp tỉnh quyết định bảo đảm phù hợp với tổ chức, hạ tầng giao thông, an toàn cho Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông, người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
Căn cứ dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm tra, kiểm soát gồm những gì?
Tại Điều 66 Luật Trật tự, an toàn giao thông 2024 có quy định về căn cứ dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm tra, kiểm soát như sau:
Căn cứ dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm tra, kiểm soát
Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm tra, kiểm soát khi có một trong các căn cứ sau đây:
1. Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ xác định có hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ hoặc vi phạm pháp luật khác;
2. Thực hiện theo mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của cấp có thẩm quyền để phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà buộc phải dừng phương tiện để kiểm tra, kiểm soát mới phát hiện được;
3. Phục vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống thiên tai; phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống dịch bệnh;
4. Có tin báo, tố giác, phản ánh, kiến nghị, đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân về tội phạm, hành vi vi phạm pháp luật khác.
Theo đó, cảnh sát giao thông được dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm tra, kiểm soát khi có một trong các căn cứ sau đây:
- Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ xác định có hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ hoặc vi phạm pháp luật khác;
- Thực hiện theo mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của cấp có thẩm quyền để phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà buộc phải dừng phương tiện để kiểm tra, kiểm soát mới phát hiện được;
- Phục vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống thiên tai; phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống dịch bệnh;
- Có tin báo, tố giác, phản ánh, kiến nghị, đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân về tội phạm, hành vi vi phạm pháp luật khác.
*Thông tư 69/2024/TT-BCA và Luật Trật tự, an toàn giao thông 2024 có hiệu lực từ ngày 01/1/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?